ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Nhận diện rối loạn hoang tưởng dai dẳng
Dưới con mắt y học, những niềm tin vào những chuyện không hề có trong thực tế được gọi là hoang tưởng. Một số không nhỏ những người có hoang tưởng, không hề mắc bệnh tâm thần phân liệt, loạn thần do nghiện rượu hoặc loạn thần cấp… vẫn có thể sống và làm việc tương đối bình thường. Người bệnh này gây ra những thiệt hại nhất định cho gia đình, xã hội. Đặc biệt những người thân của họ thường rất mệt mỏi vì phải can thiệp, đả thông nhưng đều vô hiệu. Chẳng hạn, một cô gái đã viết thư cho chúng tôi trình bày về những biểu hiện bất thường ở mẹ cô ấy: năm nay bà ta 62 tuổi, từ cách đây hơn 2 năm bà ta luôn khẳng định là chồng mình đang yêu người khác và chuẩn bị bắt chia tài sản cho người đó (mặc dù không hề có bằng chứng) thường xuyên chửi mắng chồng thậm tệ, thậm chí có lúc còn đánh ông ấy. Mặc cho các con cũng như người thân khuyên can, giải thích rằng đó là những điều vô lý, bà ta vẫn khẳng định đó là sự thật. Ngoài ra bà ta vẫn rất sáng suốt trong công việc. Một người đàn ông luôn hằn học với anh ruột của mình suốt mấy chục năm ròng vì tin rằng anh luôn theo dõi mình mọi nơi mọi lúc, tin rằng anh liên tiếp có âm mưu hại mình, bất chấp mọi lời thanh minh giải thích của mọi người. Người bệnh sống chung với mối thù truyền kiếp ấy, mọi ứng xử khác hoàn toàn bình thường, duy trì được công việc và các mối quan hệ. Tuy nhiên, cuộc sống người bệnh thường phát sinh nhiều vấn đề về xã hôị, quan hệ vợ chồng, công việc. Nhiều sự kiện vô tình ngẫu nhiên thì bệnh nhân lại đánh giá là có ý nghĩa đặc biệt, tồn tại dai dẳng làm bệnh nhân sa đà vào những hành vi tranh chấp kiện cáo kéo dài hàng chục năm, viết hàng trăm thư phản kháng lại chính quyền hay toà án ... Mặc dù những ý tưởng, phán đoán rất mâu thuẫn với thực tế nhưng người bệnh tin tưởng vững chắc như một chân lý không thể bác bỏ được. Các hoang tưởng không quá lớn, ảnh hưỏng không nhiều đến tình cảm, cảm xúc của người bệnh. Vẫn là những niềm tin, phán đoán sai lầm nhưng không quá xa lạ với cuộc sống hàng ngày. Thoạt nghe, chúng ta tưởng như có thật và tin theo họ. Ví dụ như là chuyện bị định kiến ở cơ quan, bị thù ghét, bị chiếm đoạt, bị xã hội hay nhà nước ruồng bỏ. Họ cho rằng họ là nạn nhân bị trù dập, bị theo dõi. Những hoang tưởng đó tồn tại dài theo năm tháng mà không ảnh hưởng lớn đến cuộc sống tình cảm và lao động của họ. Dường như, họ hơi tách mình ra khỏi cộng đồng, sống trong niềm tin bí ẩn. Có thể nói, hoang tưởng là một phần trong cuộc sống của họ. Chỉ có những người sống quanh người bệnh mới hiểu được sự vô lý trong lập luận, vì những bức bách trong tình cảm của họ ít khi bộc lộ.
Những câu chuyện này là bệnh cảnh của rối loạn hoang tưởng dai dẳng. Rối loạn hoang tưởng dai dẳng có đặc điểm như thế nào? Nhận diện ra sao?
Hoang tưởng là gì?
Hoang tưởng là những ý tưởng, phán đoán sai lầm, không phù hợp với thực tế khách quan, do bệnh tâm thần gây ra nhưng người bệnh cho là hoàn toàn chính xác, không thể giải thích phê phán được và chỉ mất đi khi bệnh thuyên giảm.
Tính cách của người bênh rối loạn hoang tưởng dai dẳng:
1. Đa nghi.
Thái độ luôn luôn ngờ vực, lo ngại quá đáng việc bị người khác tấn công. Vì thế, luôn giữ một khoảng cách đối với người đang nói chuyện với mình. Đôi khi khoảng cách đó được biểu hiện bằng sự khiêm tốn thái quá, hoặc bằng một sự hung hăng
2. Tính cứng nhắc
Độc đoán, không có khả năng tự đánh giá bản thân, không cởi mở tiếp nhận quan điểm của người khác.
3. Phát triển cái tôi quá mức.
Người bệnh thường đa nghi, kiêu ngạo chuyên quyền, không có tính khoan dung, luôn coi thường người khác, coi mình là trung tâm.
Cảm xúc của người rối loạn hoang tưởng dai dẳng.
Tăng cảm những vấn đề liên quan đến người khác, khép mình vào cái tôi, quay lưng lại với xã hội. Dẫn đến suy nhược, trầm cảm, lo âu.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác