ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Thực trạng về trầm cảm sau sinh (tiếp)
Những yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội đóng góp vào việc phát triển bệnh trầm cảm ở những giai đoạn đặc biệt trong cuộc sống phụ nữ, ảnh hưởng đến sự sinh sản của họ, cả trong công việc và đời sống gia đình. Hai rối loạn trầm cảm chính liên quan đến sinh sản là “baby blues” và trầm cảm sau sinh. “Baby blues là một rối loạn khí sắc nhẹ, thoáng qua và ảnh hưởng tới 80% sản phụ. Những triệu chứng thường xuất hiện trong những ngày đầu sau sanh và biến mất trong vòng 2 tuần. Bệnh trầm cảm sau khi sinh (Postpartum Depression hay PPD) là căn bệnh chủ yếu đến với người phụ nữ sau khi đứa con được ra đời. Triệu chứng thường thấy là buồn rầu sau khi sinh, cảm xúc dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu quá mức, thiếu tập trung, cáu gắt, xao nhãng việc chăm sóc con cái, ăn uống thất thường. Theo thống kê, có khoảng 10-20% số chị em phụ nữ mắc chứng trầm cảm sau sinh với những biểu hiện như buồn chán, mệt mỏi, cảm xúc dao động, dễ khóc, mất ngủ, lo âu quá mức, thiếu tập trung, cáu gắt, sao nhãng việc chăm sóc con cái, ăn uống thất thường, quá lo sợ cho sự an toàn của con hoặc chán ghét con, thậm chí có người còn giết cả con mình.
Về triệu chứng học thì hội chứng này tương tự với một giai đoạn trầm cảm nặng, bao gồm khí sắc trầm buồn, mất quan tâm và thích thú, thay đổi đáng kể về sự thèm ăn hoặc cân nặng, rối loạn giấc ngủ, cảm thấy mình vô dụng, có ý nghĩ tự sát, vv... Giai đoạn trầm cảm nặng có thể có biểu hiện loạn thần (liên quan chủ yếu đến đứa trẻ mới sanh), những ý nghĩ ám ảnh (thường liên quan đến bạo lực đối với đứa trẻ), lo âu nhiều và những cơn hoảng loạn. Ý nghĩ và hành vi giết đứa trẻ ngay sau khi sanh có thể xảy ra trong trường hợp giai đoạn trầm cảm rất nặng có loạn thần (trầm cảm kèm theo hoang tưởng và/hoặc ảo giác). Trường hợp nặng, gia đình nên cách ly người mẹ khỏi đứa trẻ rồi đưa đến bệnh viện tâm thần hoặc khoa tâm thần để khám và điều trị.
Trầm cảm ở phụ nữ xảy ra gấp hai lần so với nam giới. Rối loạn khí sắc ở phụ nữ bao gồm những hội chứng trầm cảm xảy ra trong những giai đoạn đặc biệt của cuộc đời như trầm cảm tiền kinh nguyệt, trầm cảm sau sinh và trầm cảm liên quan đến thời kì mãn kinh. Do phụ nữ dễ bị trầm cảm, các thầy thuốc ở các chuyên ngành liên quan tới phụ nữ, các bác sĩ phụ khoa, cần làm quen với chẩn đoán trầm cảm và những triệu chứng khí sắc liên quan. Họ nên phát hiện những nguy cơ để ngăn ngừa sự phát bệnh hoặc để chẩn đoán ở giai đoạn sớm rối loạn trầm cảm có liên quan đến một giai đoạn đặc biệt nơi cuộc sống phụ nữ, bao gồm giai đoạn trước và sau khi sinh. Sự điều trị sớm trầm cảm rất quan trọng để phòng ngừa những hậu quả nguy hại có thể xảy ra của trầm cảm.
Ở những phụ nữ đã từng mắc bệnh trầm cảm sau sinh, nguy cơ tái phát ở lần sinh tiếp theo là 50%. Người có tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ, nguy cơ trầm cảm sau sinh 25%. Nếu trong thời kỳ mang thai mắc trầm cảm mà ngưng thuốc sớm, 68% tái phát trầm cảm sau sinh, nếu tiếp tục dùng thuốc thì 25% tái phát trầm cảm sau sinh; 41.2% người bệnh trầm cảm sau sinh có ý nghĩ hay hành vi tự sát.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác