ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Trạng thái thứ 3 của sức khỏe
Bạn có biết nhu cầu lớn nhất của thế kỷ 21 là gì không? Đó là sức khỏe. Khái niệm về sức khỏe của tổ chức y tế thế giới (WHO) như sau: Khỏe mạnh không đơn thuần là không có bệnh, mà còn phải có một trạng thái tâm lý tốt,khả năng thích ứng xã hội cao. Điều tra toàn cầu của WHO cho thấy chỉ có 5 % dân số là khỏe mạnh, 20 %đang có bệnh tật và 75 % còn lại thuộc trạng thái thứ ba. Trạng thái này xuất hiện nhiều trong độ tuổi 20-45, là những người có tình trạng không khỏe cũng không ốm (chẳng hạn béo phì, rụng tóc, hói đầu, hói sớm, thường xuyên rối loạn tiêu hóa, khả năng làm việc giảm sút, giảm trí nhớ hay nhầm lẫn, khó kiềm chế cảm xúc và kém tập trung, làm việc không hiệu quả, dễ mất ngủ, dễ căng thẳng thần kinh, có thể hay khó chịu đau nhức mệt mỏi) nhưng khám không ra bệnh, tinh thần giảm sút, không có hứng thú trong cuộc sống, công việc, ngại giao tiếp, sợ đám đông. Những người trong nhóm này hầu hết đều có KHẢ NĂNG MIỄN DỊCH KÉM. Tức là họ rất dễ mắc các bệnh thông thường như cảm mạo, cúm, cơ thể nhanh mệt mỏi, chân tay tê bại, hay đau đầu, mất ngủ, bị bệnh mạn tính v.v. Do tình trạng miễn dịch kém, trong khi môi trường sống ô nhiễm ngày càng nặng, các loại virut, vi khuẩn và ung thư tấn công nhiều hơn nên những người trong nhóm thứ 3 này sẽ có nguy cơ mắc bệnh nặng phải nằm viện. Phần lớn các khối u ác tính, các bệnh về tim mạch, tiểu đường đều rơi vào nhóm người sức khỏe kém. Đây cũng là nguyên nhân các bệnh viện bị quá tải.
Trạng thái thứ 3 của sức khỏe có thể rơi vào một loại bệnh phổ biến hiện nay là trầm cảm.Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến biểu hiện qua các triệu chứng như: tâm trạng u uất, mất đi sự thích thú hoặc niềm vui, năng lượng hoạt động giảm sút, cảm thấy tội lỗi hoặc tự ti về bản thân, giấc ngủ hoặc khẩu vị bị xáo trộn, và khả năng tập trung kém. Ngoài ra, trầm cảm thường xuất hiện cùng với các triệu chứng lo âu.Các vấn đề trên có thể trở thành mãn tính hoặc tái phát thường xuyên và dẫn tới mất khả năng duy trì các thói quen sinh hoạt và làm việc hằng ngày.Trong tính huống xấu nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử.Nhiều người gọi trầm cảm là căn bệnh của thời đại. Sự hiện diện của sang chấn tâm lý (stress) là yếu tố thuận lợi để cho bệnh phát sinh, phát triển. Con người, đặc biệt ở tuổi thanh niên và trung niên, hằng ngày phải đương đầu với nhiều thách thức mới nên đầu óc luôn luôn căng thẳng. Ai vững vàng, chịu đựng giỏi, kịp thời điều chỉnh và hóa giải, sẽ giảm thiểu những tích lũy căng mệt gây thành bệnh.Còn ngược lại, để căng thẳng kéo dài, não phải làm việc quá mức mà tế bào lại không được cung cấp kịp đủ oxy và các chất dinh dưỡng khác, sẽ dẫn đến quá sức, thuộc vào nhóm trạng thái thứ 3.Theo phân tâm học, suy thoái tâm thần là một hình thức bảo vệ sự xâm hại từ thực tế. Vì con người và bản ngã luôn luôn cho rằng mình vĩ đại, ảo tưởng tốt đẹp, viễn cảnh tươi sáng… tuy nhiên thực tế lại không như vậy dẫn tới sự hẫng hụt, sự thất vọng, bất lực từ đó hình thành trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm ẩn. Thuật ngữ trầm cảm ẩn được Lange đưa ra từ 1928.Đây là một bệnh trầm cảm ở đó các dấu hiệu trầm cảm điển hình đều lui ở hàng thứ hai, bị che đậy bởi những triệu chứng hàng đầu khác thường là về cơ thể,suy nhược, loạn cảm giác bản thể, rối loạn thực vật nội tạng. Trầm cảm ẩn còn được gọi là trầm cảm che đậy, trầm cảm cơ thể hoá, trầm cảm không trầm cảm, tương đương trầm cảm vv… Triệu chứng chính là đau, thường gặp ở ống tiêu hóa, vùng trước tim, đau các hệ thống xương cơ khớp, hệ thống tiết niệu-sinh dục. Đau không biệt định cho các cơ quan nào và không đáp ứng với các điều trị biệt định cho các bệnh cơ thể, theo đó người bệnh không thừa nhận vấn đề trầm cảm của mình. Ban đầu thường khám ở các bác sĩ đa khoa với biểu hiện của các triệu chứng cơ thể. Họ được tiến hành đầy đủ các xét nghiệm thậm chí rất tốn kém để tìm ra bệnh lý cơ thể. Họ có thể được áp dụng một số kế hoạch điều trị cho bệnh cơ thể, nhưng không hiệu quả. Rào cản cho việc chăm sóc có hiệu quả bao gồm cả việc thiếu nguồn lực, thiếu những chuyên gia về sức khỏe tâm thần và thiếu sự công nhận của xã hội về việc xem những rối loạn tâm thần như bệnh tật.Chỉ có khoảng 50% số bệnh nhân trầm cảm ẩn được nhận biết và điều trị đúng, từ đó gây tốn kém về thời gian và tiền bạc mà bệnh nhân phải gánh chịu.Trầm cảm có thể ảnh hưởng tới bất cứ ai và nó là một trong những chứng bệnh phổ biến nhất thường xuất hiện cùng với những bệnh nghiêm trọng khác.Tổ chức Y tế thế giới dự báo, đến năm 2020, rối loạn trầm cảm sẽ đứng thứ hai về gánh nặng bệnh lý của nhân loại sau bệnh tim mạch. Bảng khảo sát sức khỏe tâm thần thế giới thực hiện ở 17 quốc gia cho thấy rằng trung bình cứ 20 người thì có 01 người đã từng trải qua giai đoạn trầm cảm trong năm vừa rồi. Các rối loạn trầm cảm thường bắt đầu ở giai đoạn tuổi trẻ; chúng làm suy giảm các hoạt động chức năng của chúng ta và thường xuất hiện lặp đi lặp lại. Vì những lý do đó, trầm cảm là nguyên nhân hàng đầu thế giới làm mất khả năng hoạt động của con người, được tính dựa trên thời gian bị lãng phí do mất khả năng hoạt động. Vì thế, trên thế giới đang xuất hiện nhu cầu ngày càng tăng về việc điều trị chứng trầm cảm cũng như các vấn đề sức khỏe tâm thần khác.Tỷ lệ rối loạn trầm cảm ngày càng gia tăng cùng với nhịp sống bận rộn của nền kinh tế thị trường. Hội nghị toàn quốc ngành Tâm thần ngày 9 tháng 3 năm 2015 tại thành phố Vũng Tàu đã kiến nghị, đưa 60% số phường xã vào diện trọng điểm quản lý về bệnh lý trầm cảm.
Các lựa chọn trị liệu thích đáng bao gồm việc hỗ trợ căn bản về tâm lý kết hợp với thuốc hoặc trị liệu tâm lý (psychotherapy), ví dụ như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp tâm lý liên nhân cách, hoặc kỹ năng giải quyết vấn đề. Thuốc chống trầm cảm và các liệu pháp đơn giản, có nền tảng từ tâm lý liệu pháp có thể mang lại hiệu quả trong trị liệu.Những trường hợp trầm cảm mức độ trung bình hoặc nặng cần dùng thuốcchống trầm cảm.Thường sau 6-8 tuần thì bệnh đã ổn định tốt, chúng ta giảm liều thuốc và cần phải duy trì để tránh tái phát trong thời gian ít nhất là 6-9 tháng. Sau đó thì có thể ngừng thuốc và tiếp tục theo dõi 6-12 tháng sau khi ngừng thuốc.
Ngăn ngừa trầm cảm là một điều đáng quan tâm.Các phương pháp hiệu quả mang tính cộng đồng chú trọng vào nhiều hoạt động xoay quanh việc củng cố các yếu tố bảo vệ và giảm các yếu tố nguy cơ.Các ví dụ về việc củng cố các yếu tố bảo vệ bao gồm các chương trình ở trường học nhắm vào các kỹ năng về nhận thức, kỹ năng giải quyết vấn đề và kỹ năng xã hội cho trẻ em và thanh thiếu niên cũng như các chương trình rèn luyện cho người lớn.Hiện nay tại Việt nam chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu.Vì vậy để bệnh không có yếu tố thuận lợi phát triển, chúng ta cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, khả năng thích nghi mềm dẻo với sang chấn tâm thần và giảm thiểu những stress nguy hại.
Đã đến lúc chúng ta tự giáo dục mình kiến thức về trầm cảm và hỗ trợ những người đang gặp phải rối loạn tâm thần này. Trầm cảm có thể chẩn đoán và điều trị được hiệu quả tại các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần. Xã hội cần nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần đối với cuộc sống của mỗi người. Không có sức khỏe tâm thần là không có sức khỏe.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác