ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Nguy cơ mắc trầm cảm do nghiện mạng xã hội
Nguy cơ nghiện mạng xã /hội dường như là một vấn đề đáng kể hiện nay và trầm cảm là một trong những yếu tố chính đi kèm. Sử dụng mạng xã hội liên tục có thể là một dấu hiệu của trầm cảm và chính hành vi sử dụng quá mức có thể gây ra trầm cảm.
Sử dụng mạng xã hội có liên quan đến bốn lĩnh vực sức khỏe tâm thần: nghiện mạng xã hội, trầm cảm, lo âu và các hậu quả sức khỏe tâm thần khác.
Facebook đã được chọn nhiều hơn so với tất cả các phương tiện truyền thông xã hội khác. Người trầm cảm có xu hướng sử dụng Facebook nhiều để thoát khỏi căng thẳng hàng ngày, tìm kiếm sự giải tỏa và hỗ trợ xã hội.
Trầm cảm có nguy cơ mắc nghiện FB (FAD) cao hơn, góp phần làm tăng nặng các triệu chứng tiêu cực.
Dành quá nhiều thời gian cho các trang “mạng xã hội” như Facebook có thể khiến người đó mắc trầm cảm.
Một nghiên cứu mới đã xem xét 504 người thuộc thế hệ thiên niên kỷ tích cực sử dụng Facebook, Twitter, Instagram và / hoặc Snapchat, những người trầm cảm nặng thì cũng đồng thời đạt điểm cao trong thang “Nghiện mạng xã hội”.
Sử dụng mạng xã hội có thể mang lại nhiều lợi ích tích cực, tăng cường kết nối, chia sẻ ý tưởng, tạo điều kiện học tập và thúc đẩy hỗ trợ xã hội. Tuy nhiên, kết quả nhiều nghiên cứu cho thấy mối liên hệ nhân quả giữa thời gian dành cho mạng xã hội với chứng trầm cảm. Dành quá nhiều thời gian cho các trang “mạng xã hội” như Facebook có thể làm trầm trọng thêm tình trạng trầm cảm.
Chứng nghiện Facebook là sự gắn bó quá mức với Facebook, thường xuyên gây ra các vấn đề trong hoạt động xã hội hàng ngày. Các chỉ số của chứng nghiện Facebook bao gồm nghĩ về Facebook khi không sử dụng; trở nên đau khổ khi không thể truy cập fb; và không thể giảm thời gian dành cho Facebook.
Kết quả tiêu cực liên quan đến sử dụng Facebook là cảm giác bị cô lập, sử dụng Facebook có vấn đề, tâm lý đau khổ, cảm giác ghen tị và không hài lòng với các mối quan hệ, giảm lòng tự trọng, buồn chán, lo lắng, suy giảm sức khỏe nói chung và giảm chất lượng giấc ngủ. Gần đây hơn, một báo cáo về tác động của mạng xã hội đối với trẻ em và thanh thiếu niên của Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP), chỉ ra rằng việc sử dụng Facebook có thể dẫn đến trầm cảm.
Vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi trong nghiên cứu tâm thần học hiện nay. Có nhiều lý do tiềm ẩn khiến người dùng Facebook có xu hướng trở nên trầm cảm. Đồng thời cũng có rất nhiều yếu tố có thể khiến người trầm cảm bắt đầu sử dụng hoặc tăng cường sử dụng mạng xã hội.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác