ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Nguy cơ và lợi ích khi tình nguyện giúp đỡ người nghiện khác
1.Liệt kê một danh sách những nơi chúng ta muốn tham gia việc tình nguyện. Sau khi phục hồi được một thời gian, chúng ta có thể giúp giáo dục mọi người hoặc giúp đỡ cho người khác hoàn thành quá trình hồi phục. Thực tế là nhiều người coi việc làm tình nguyện là một phần cần thiết trong quá trình hồi phục của mình. Trở thành tấm gương hoặc giáo dục viên là một cách tuyệt vời để giúp đỡ người khác cai nghiện. Nhờ đó chính bản thân chúng ta cũng có thể duy trì sự tỉnh táo và nâng cao lòng tự trọng. Làm tình nguyện viên cũng giúp giảm tỷ lệ trầm cảm và nâng cao cảm giác hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống.
• Khi liệt kê danh sách đó, chúng ta nên cân nhắc về những tuýp người mà ta muốn làm việc chung. Dù họ là ai, chúng ta cũng phải đảm bảo mình biết rõ về họ trước khi đồng ý làm tình nguyện viên.
• Một số yếu tố cần cân nhắc khi chọn nơi tình nguyện bao gồm lứa tuổi và giới tính của những người tham gia. Một số người có thể thích giáo dục lớp trẻ, trong khi những người khác muốn hỗ trợ cho những người thuộc giới tính nào đó.
2.Tìm hiểu các yêu cầu. Sau khi đã ghi danh sách những nơi chúng ta muốn làm tình nguyện, bắt đầu tìm hiểu những yêu cầu của từng tổ chức đó. Một số chương trình có những nguyên tắc chặt chẽ hơn nơi khác, đặc biệt nếu chúng ta muốn tư vấn cho thanh thiếu niên. Nếu chúng ta đáp ứng được các yêu cầu về tình nguyện viên thì hãy giữ tên tổ chức đó trong danh sách. Nếu không, hãy gạch đi và tiếp tục tìm hiểu sang tên kế tiếp trong danh sách.
• Đảm bảo rằng thời gian làm tình nguyện viên là phù hợp với chúng ta. Ví dụ, nếu chỉ muốn làm việc tình nguyện một tháng một lần, chúng ta phải chắc chắn rằng nguyên tắc hướng dẫn không yêu cầu phải tiếp xúc hàng tuần.
3.Liên lạc với “cộng tác viên” để hỏi về chương trình. Đôi khi các tổ chức đã có sẵn chương trình tình nguyện viên chính thức và chúng ta chỉ cần điền vào mẫu đăng ký và chờ họ liên lạc. Cũng có khi, nhất là nếu chúng ta muốn nói chuyện với học sinh trong bối cảnh trường học, có thể chúng ta cần phải gọi cho người đứng đầu tổ chức trước để xem liệu bạn có thể làm tình nguyện viên ở nơi đó không.
• Thông thường ta có thể tìm thông tin liên lạc trên website. Chúng ta có thể gọi cho nhân viên liên lạc hoặc gửi một e mail ngắn cho họ.
4.Hoàn thành nhiệm vụ của tình nguyện viên. Sau khi đã sắp xếp việc phục vụ với vai trò là một giáo dục viên, có thể chúng ta bắt đầu cảm thấy hồi hộp và lo sợ. Hồi hộp là phản ứng bình thường trước bất cứ sự kiện căng thẳng nào. Không có gì lạ nếu chúng ta cảm thấy chút lo lắng trước khi làm một việc mới mẻ. Tuy nhiên, hãy cố gắng giữ động lực cho mình bằng cách tự nhủ rằng công việc này sẽ giúp mọi người nắm được các kiến thức và kỹ năng cần thiết để có một cuộc sống tốt đẹp hơn. Sau đây là một vài việc có thể giúp giảm hồi hộp:
• Nghỉ ngơi đầy đủ đêm hôm trước khi bạn đi tình nguyện. Mất ngủ có thể tăng mức độ hồi hộp, do đó nên đảm bảo đi ngủ vào giờ thích hợp.
• Cố gắng không nghiền ngẫm hoặc suy nghĩ quá mức về nhiệm vụ sắp tới. Tập trung suy nghĩ về việc chuẩn bị cho sự kiện và sau đó dành thời gian còn lại cho các hoạt động lành mạnh khác.
• Đương đầu với nỗi lo sợ. Thử bắt đầu với những hoạt động có chút không thoải mái nhưng đơn giản như múc súp vào bát ở bếp ăn từ thiện. Khi đã thấy thoải mái với công việc đó, có thể tiến tới các hoạt động tình nguyện khác.
Lời khuyên
• Không có cách điều trị hữu hiệu nào thích hợp với tất cả mọi người. Chúng ta phải có phác đồ điều trị riêng phù hợp với bản thân, với tác nhân kích thích và với tình huống riêng của mình.
• Có 2 giai đoạn cai nghiện. Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn cắt cơn, khi đó chúng ta trải qua hầu hết các triệu chứng về thể chất. Giai đoạn này kéo dài khoảng vài ngày. Giai đoạn thứ hai là giai đoạn sau cắt cơn, bao gồm các triệu chứng về cảm xúc. Giai đoạn này có thể kéo dài nhiều tuần.
• Nếu đang chống chọi với cơn nghiện ma túy đá thì rất có khả năng là chúng ta cũng đang phải chống chọi với những khó khăn khác nữa. Trong đó có thể bao gồm các biến chứng về sức khỏe (HIV, trầm cảm, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, v.v…), các vấn đề liên quan đến công việc, khó khăn trong quan hệ gia đình, các rắc rối về pháp luật hoặc các vấn đề xã hội khác. Các vấn đề này cần phải được xử lý song song với quá trình cai nghiện.
• Tránh tự cô lập mình khi đang cai nghiện. Dành thời gian ở bên cạnh những người ủng hộ chúng ta trong thời gian chúng ta ngừng sử dụng ma túy.
• Duy trì đối tác giúp cai nghiện ngay cả sau khi điều trị. Nếu cơn thèm bắt đầu nổi lên, hãy liên lạc ngay với đối tác giúp cai nghiện của mình. Các cơn thèm sẽ đến, nhất là trong những ngày đầu trong giai đoạn hồi phục. Tuy nhiên nếu ta có được sự hỗ trợ càng sớm thì càng ít nguy cơ tái nghiện.
• Hết sức tránh đem tiền mặt và thẻ tín dụng theo bên mình. Thử để tiền trong ngân hàng và nhờ bạn bè hoặc gia đình giữ hộ nguồn tiền dành khi có việc gấp. Khi cơn thèm nổi lên nhưng nếu phải mất công thực hiện thêm vài bước nữa mới lấy được tiền (chẳng hạn như đến ngân hàng hoặc bảo ai đó đưa tiền), chúng ta sẽ có thời gian suy nghĩ và có quyết định tốt hơn.
• Chú ý đề phòng trong mùa nghỉ lễ, giai đoạn chuyển tiếp hoặc trong những thời kỳ đặc biệt áp lực. Đó là những lúc chúng ta dễ bị nghiện lại. Đảm bảo phải ở bên cạnh những người ủng hộ chúng ta trong suốt những thời gian này.
• Nhiều người thấy rằng nhận nuôi một con thú cưng có thể giúp duy trì một cuộc sống không có ma túy mang nhiều ý nghĩa.
• Chú ý chăm sóc sức khỏe, tập thể dục thường xuyên và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
Cảnh báo
• Thuốc có thể giúp ta ngăn chặn các triệu chứng trong suốt quá trình giải độc. Tuy nhiên, đó không phải là quá trình điều trị mà chỉ là bước đầu tiên của quá trình điều trị. Thực tế là nhiều người đã dùng thuốc hỗ trợ nhằm giảm các triệu chứng cai nghiện nhưng không tiếp tục điều trị thường quay trở lại với hành vi giống những người không bao giờ dùng thuốc hỗ trợ giải độc. Do đó điều bắt buộc là phải tiếp tục điều trị sau khi giải độc.
• Nếu không cẩn thận, ai cũng có thể nghiện lại. Để tránh tái nghiện, chúng ta phải đảm bảo nhận biết các dấu hiệu cảnh báo. Những dấu hiệu cảnh báo thường bao gồm bỏ qua các buộc gặp gỡ, giao du với bạn cũ vẫn còn đang dùng ma túy đá, dùng các loại ma túy khác hoặc nghĩ rằng “chỉ dùng một lần” thì cũng không sao. Nếu nhận thấy mình đang có một trong những hành động trên, hãy tìm sự trợ giúp ngay lập tức.
Một số bài viết có thể bạn quan tâm
https://tuvancairuou.com/tu-van/nhan-biet-nghien-ruou/nhung-cau-chuyen-ve-nguoi-nghien-an.html
https://tuvancairuou.com/tu-van/nhan-biet-nghien-ruou/nghien-ruou-an-la-gi.html
https://tuvancairuou.com/tu-van/nhan-biet-nghien-ruou/cac-dau-hieu-va-trieu-chung-cua-chung-nghien-ruou.html
https://tuvancairuou.com/tu-van/nhan-biet-nghien-ruou/can-canh-la-gan-bi-ton-thuong-nang-ne-cua-nguoi-nghien-ruou.html
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác