ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
Ở VN trước đây, việc sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện ở đối tượng tiêm chích ma túy (heroin) không phổ biến, tuy nhiên những năm gần đây tình trạng này ngày càng gia tăng, tuổi đời ngày càng trẻ.
Báo động sử dụng nhiều loại chất gây nghiện.
Tại Hà Nội và TP.HCM những năm gần đây, khảo sát cho thấy các đối tượng sử dụng chất gây nghiện thay vì chỉ sử dụng đơn thuần một loại như trước kia thì nay việc sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện ngoài heroin ngày càng nhiều.
Mới đây, kết quả khảo sát của Ủy ban phòng chống AIDS TP.HCM trên 402 người đang sử dụng ma túy tại 6 quận nội thành TP.HCM cho thấy, tuổi đời sử dụng đa chất ma túy ngày càng trẻ từ 18 - 30 tuổi chiếm trên 61%, có trường hợp chỉ mới 11 tuổi. Gần 40% sử dụng 2 loại ma túy trở lên. Các loại chất gây nghiện được các đối tượng sử dụng gồm heroin, thuốc lắc, tài mà, ma túy “đá” và gần đây là ma túy “nước biển”... Loại ma túy được sử dụng nhiều nhất là hàng đá cục hồng phiến, kế đến là cần sa và thuốc lắc. Ngoài các chất gây nghiện kể trên, còn có hai loại chất gây nghiện khác thuộc loại tân dược được giới sử dụng chất gây nghiện tìm đến trong thời gian gần đây là lpuprocivon và tataprovon.
Tần suất mà các đối tượng này sử dụng các chất gây nghiện như cần sa, keo hít là 14 lần/tuần, hàng đá và thuốc an thần 7 lần/tuần và thuốc lắc là thấp nhất 1 lần/tuần, trong đó có 1 người sử dụng cần sa với tần suất cao nhất lên tới 42 lần/ tuần, bình quân 6 lần/ngày.
Buồn, bạn bè rủ rê, đua đòi, khám phá cảm giác lạ là những nguyên nhân chính khiến dẫn đến việc sử dụng các chất gây nghiện. Tùy theo từng loại chất gây nghiện mà có những tác dụng khác nhau. Tuy nhiên, các tác dụng chung của các chất gây nghiện lên cơ thể thường gặp là ăn nhiều, nói nhiều, cơ thể nóng lên, khô họng khát nước, gây ảo giác, cảm giác lâng lâng, thích nghe nhạc, lắc đầu, vui vẻ hơn, giảm cân, kích thích ham muốn tình dục và quan hệ tình dục lâu hơn...
Các đối tượng sử dụng chất gây nghiện theo cách sau:
- Cần sa: chủ yếu là cắt nhuyễn, trộn với thuốc lá, quấn thành điếu rồi đốt hút trực tiếp hay hút bằng ống cày.
- Thuốc lắc: hình thức chủ yếu là uống chung với bia hoặc rượu hay nước, nước ngọt.
- Hàng đá: chủ yếu là dùng lọ thủy tinh, ngoài ra còn để lên tấm kính mỏng, đốt nóng hoặc dùng trong chai nước suối.
- Keo hít: chủ yếu là bỏ keo 502 vào bịch nylon hít.
- Thuốc an thần: đường uống và chích.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác