ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Mặt trái của rượu một cũng là nhiều
Rượu chiếm một vị trí nhất định trong cuộc sống của chúng ta, trong những dịp kỷ niệm và những ngày lễ đặc biệt cùng với phong tục nâng cốc truyền thống. Rượu thường có trong các bữa ăn và không thể thiếu trong dạ tiệc. Với hầu hết mọi người, thật thú vị khi được uống rượu cùng bạn bè hoặc gia đình. Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy nếu uống rượu ở một mức độ vừa phải có thể mang lại đôi chút lợi ích, đặc biệt trong ngăn ngừa bệnh về tim.
Tuy nhiên, một số người thì liên miên nhậu nhẹt hoặc bữa ăn nào cũng rượu. Một số trở nên bận tâm về rượu. Họ luôn có cảm giác thèm rượu và uống thường xuyên hơn nhiều so với mức độ mà họ thừa nhận.
Tại sao một số người lại uống nhiều đến thế ?
Vì họ cứ uống mà không nhận biết được mình đang nghiện, bởi vì hành vi nghiện này được hình thành từ từ theo thời gian. Đôi khi họ buồn vì việc làm không theo ý muốn hoặc vì cuộc sống gia đình không êm ấm, hoặc vì cô đơn. Một số người uống để giải khuây vì họ cảm thấy phấn chấn hơn khi uống và một số thì uống chỉ vì thói quen.
Sống trong gia đình có người nghiện rượu thì dễ có xu hướng nghiện rượu nhiều hơn so với những người không có ai trong họ hàng bị nghiện rượu hoặc có thói quen uống rượu.
Đối với những người uống quá nhiều, rượu có thể làm phá huỷ cuộc sống của họ bằng những hậu quả lâu dài ảnh hưởng tới: việc làm, sức khoẻ, tài chính, gia đình và bạn bè. Uống rượu quá nhiều có thể gây tổn hại sức khoẻ, nguy cơ mất việc làm, mất bạn bè và làm đau lòng những người thân yêu trong gia đình. Những người này thậm chí thường không nhận biết được họ đang uống quá nhiều và có thể hình thành thói quen khoan dung với rượu cũng như không hề ý thức được điều đó, hoặc cố gắng phủ nhận điều đó.
Phải làm gì nếu bạn nghĩ rằng bạn, hoặc ai đó mà bạn biết, đang có nguy cơ uống quá nhiều rượu.
Nếu bạn lo ngại rằng có thể bạn đang uống rượu nhiều hơn mức cần thiết, hoặc bạn biết ai đó ở gần bên bạn đang như vậy, bạn hãy nói với bác sĩ của bạn. Bác sĩ có thể cho bạn (hoặc bạn bè, người thân của bạn) lời khuyên xem có cần phải cắt giảm số lượng rượu uống hay không.
Thế nào là uống quá nhiều?
Uống qúa nhiều không nhất thiết phải là lúc nào cũng say khướt. Người ta có thể uống để thư giãn hoặc để tìm ra lối thoát khỏi một tình huống khó khăn. Đôi khi khó có thể biết được ai đó đang uống quá nhiều. Vì người ta dễ dàng có xu hướng phủ nhận hoặc bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo của hiện tượng này. Những người uống rượu tới say khướt có thể chỉ uống vào các dịp nghỉ cuối tuần mà không uống vào các ngày trong tuần. Dùng rượu kiểu này có thể gây hại không kém gì uống hàng ngày.
Tửu lượng bằng nào thì có thể gây hại? Không có con số thống kê. Quan trọng là uống rượu thường xuyên đến mức nào, uống rượu ở đâu và khi nào, tại sao lại uống rượu và rượu đã có ảnh hưởng gì tới cuộc sống và sức khoẻ của bản thân.
Bạn hãy tự hỏi mình những câu sau đây:
- Đã bao giờ bạn từng cho rằng bạn phải nên cắt giảm lượng rượu uống của mình?
- Đã bao giờ mọi người làm bạn khó chịu vì họ phê phán rằng bạn cứ hay uống rượu?
- Đã bao giờ bạn cảm thấy ngại ngần hoặc có lỗi về việc uống rượu của bạn?
- Đã bao giờ việc làm của bạn bị ảnh hưởng vì uống quá nhiều (chẳng hạn lỗi sai trong công việc, đi làm muộn hoặc không thể tiếp tục công tác được vì những hậu quả do rượu)?
- Có phải việc bạn uống rượu làm ảnh hưởng tới cuộc sống gia đình và xã hội của bạn?
- Bạn có muốn ngừng hoặc cắt giảm lượng rượu uống của mình không?
Câu trả lời "có" cho bất kỳ câu nào trong số các câu hỏi trên chứng tỏ rằng bạn (hoặc bạn bè/người thân) của bạn đang uống quá nhiều.
Sự lệ thuộc.
Đối với một số người, cắt giảm lượng rượu uống hoặc ngừng uống đột ngột có thể gây ra các triệu chứng khó chịu, chẳng hạn buồn nôn và đau đầu. Các bác sỹ gọi đó là hội chứng cai. Quan trọng là bạn đừng cố gắng tự mình bỏ rượu mà phải yêu cầu bác sĩ giúp đỡ để bác sĩ có thể giúp bạn làm mất các triệu chứng cai một cách an toàn và bạn dễ dàng bỏ được rượu hơn.
Cảm giác thèm rượu.
Với những người nghiện rượu, khi cố gắng bỏ rượu họ phải đấu tranh khổ sở với cảm giác thèm rượu; Sự thôi thúc muốn uống có thể trở nên không chịu nổi và đó là triệu chứng thèm rượu mà người ta thấy rất khó cưỡng lại được.
Điều trị.
Hiện nay đã có thuốc giúp làm giảm thèm rượu và giúp bạn cắt giảm lượng rượu uống hoặc bỏ rượu được dễ dàng hơn mà không làm cho bạn bị mệt.
Một viên mỗi ngày, với tư vấn thích hợp và mong muốn thay đổi thói quen uống rượu của bạn, có thể giúp bạn kiểm soát tốt bản thân.
Bác sĩ của bạn có thể cung cấp thông tin giúp bạn về thuốc làm mất cảm giác thèm muốn này và cho bạn lời khuyên rằng thuốc có phù hợp với bạn hay không.
Bạn cũng sẽ cần đến sự giúp đỡ và thông cảm của gia đình, cần đi khám bác sĩ đều đặn để được hỗ trợ thường xuyên và chủ động giải quyết bất cứ vấn đề nào về sức khoẻ.
Bước đầu tiên là thừa nhận rằng bạn có thể có vấn đề. Vì lợi ích sức khoẻ của bạn, hãy tìm lời khuyên từ bác sĩ. Không có gì phải xấu hổ. Đi tìm tư vấn, bạn đã làm chủ được một tình huống mà tình huống này có thể trượt khỏi tầm kiểm soát của bạn.
Đừng để rượu điều khiển cuộc đời của bạn, hãy chú ý rằng: bữa nhậu tới đây của bạn dù một chén thôi cũng có thể là quá nhiều rồi đấy.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác