ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Tai nạn giao thông do rượu
Lưu Thị Thanh Tuyến chính là người điều khiển xe ôtô mang BKS 47A 090.20 gây ra vụ tai nạn tại thị trấn Ea Drăng, huyện Ea H’Leo, tỉnh Đắk Lắk vào chiều ngày 20/10, khiến 2 người chết, 8 người bị thương. Trước khi xảy ra tai nạn, tài xế Tuyền cùng 3 người bạn đã có một cuộc nhậu kéo dài nhiều tiếng đồng hồ tại một quán cách mới xảy ra vụ việc khoảng 1 km.
Trong một tài liệu giải thích với báo chí về cơ sở thực tiễn đề xuất quy định không bán rượu bia sau 22 giờ của Tổ thường trực soạn thảo Luật phòng chống tác hại của lạm dụng rượu bia (Bộ Y tế), có ghi:
“Tại Việt Nam, 70% số vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân do lái xe sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông. Lạm dụng rượu, bia là nguyên nhân của 70% số vụ bạo lực gia đình, trong đó có bạo lực tình dục.” Con số này ngay từ khi xây dựng Chính sách quốc gia phòng chống lạm dụng của đồ uống có cồn (dự thảo 1 từ 1/2013 đã được Bộ Y tế đưa ra, nghĩa là số liệu đó đã từ 2012 hoặc trước đó), nay lại được sử dụng để gọi là “cơ sở thực tế”. Liệu con số này còn được các nhà soạn thảo Luật sử dụng đến bao giờ, trong khi cuộc sống đang thay đổi hàng ngày?
Ai cũng được biết hàng năm trong hội nghị tổng kết về an toàn giao thông của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia thường chỉ công bố số vụ và số người bị chết, bị thương về tai nạn giao thông. Còn theo Cục cảnh sát giao thông thì số vụ TNGT liên quan tới uống rượu bia chỉ có 8% số vụ TNGT mà thôi. Còn theo Báo cáo về chất có cồn và sức khỏe của WHO trong năm 2014, cho thấy trong tổng số hơn 3,3 triệu ca tử vong có liên quan đến chất có cồn trên toàn cầu thì 15% số tử vong đó là do tai nạn giao thông (TNGT) có liên quan tới chất có cồn.
Với Việt Nam, số liệu của WHO cũng cho thấy 36,2% nam giới tử vong do TNGT có liên quan đến rượu bia.
Như vậy có thể thấy rằng, có được một con số tương đối chính xác, có cơ sở điều tra, tính toán khoa học là rất cần thiết, dù khó khăn, tốn kém, nhưng buộc cơ quan có trách nhiệm phải làm và công bố. Bởi đó là cơ sở thực tế khoa học để định hướng chính sách dúng đắn. Các số liệu của các cơ quan, tổ chức khác nêu lên chỉ mang tính tham khảo, không nên lấy đó làm cơ sở thực tế hoặc suy diễn ra cho Việt Nam khi hoạch định chính sách, bởi dễ dẫn đến sai lầm.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác