ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Tại sao nghiện được coi là căn bệnh?
Ngày nay có rất nhiều người coi ‘nghiện’ như một căn bệnh cho thấy sự thay đổi lớn trong cách suy nghĩ về lạm dụng chất gây nghiện nói chung.
Nguồn gốc của khái niệm "nghiện".
Nguồn gốc của khái niệm “nghiện”
Nghiện là cách hiểu thông thường mỗi khi ai đó nói về lạm dụng chất gây nghiện, nhưng không phải lúc nào cũng vậy. Khoảng 2 thế kỷ trước, Benjamin Rush, một trong những người góp công lập quốc Hoa Kỳ, được coi là ‘cha đẻ của ngành tâm thần học. Benjamin Rush đã cho ra nhiều tài liệu về tác động của rượu bia lên người sử dụng. Trong bài luận vào năm 1784 của ông, “Điều tra về tác động của rượu mạnh lên cơ thể và tinh thần con người (An Inquiry into the Effects of Ardent Spirits Upon the Human Body and Mind) đã đưa ra một tranh cãi chưa từng có rằng nguyên nhân nghiện rượu không chỉ bắt nguồn từ chính người sử dụng; ông cũng là người đầu tiên chứng minh rượu bia là tác nhân chính dẫn tới các hành vi mất kiểm soát.
Rush chỉ ra rằng việc sản xuất và sử dụng rượu bia cần phải được kiểm soát chặt chẽ, và bài luận của ông được tán thành rộng rãi lúc bấy giờ. Nhiều cuộc tẩy chay rượu bia đã diễn ra trên toàn nước Mỹ, nhưng điều người ta chú tâm tới Benjamin Rush – người đã ký vào bản Tuyên ngôn Độc lập Hoa Kỳ - không gì khác ngoài thái độ quả quyết và tầm nhìn của ông.
Trong con mắt những người ủng hộ Benjamin Rush bấy giờ, nghiện rượu và chất kích thích là do sự thiếu cảnh giác của người sử dụng. Nhóm người ủng hộ Benjamin Rush bắt đầu tổ chức chiến dịch đối đầu với các nhà sản xuất rượu whiskey và tẩy chay rượu vào những ngày lễ.
Từ khi nào nghiện được coi là một căn bệnh.
Từ khi nào nghiện được coi là căn bệnh?
Quan điểm cho rằng ‘nghiện rượu’ là những kẻ có tội, không biết từ chối sự cám dỗ của rượu bia trở nên rõ nét. Quan điểm này ảnh hưởng đến Bill Wilson. Bill Wilson là người sáng lập ra nhiều tổ chức mà sau này trở thành Hội những người nghiện rượu ẩn danh (Alcoholics Anonymous, viết tắt AA). AA là tổ chức đầu tiên đã sử dụng từ ‘bệnh’ để nói về nghiện rượu; và từ đó không chỉ đưa ra khái niệm ‘chữa bệnh’ mà còn cho thấy nghiện là bệnh có thể chữa khỏi – giống như bất kỳ căn bệnh cơ thể nào khác.
Nghiện là bệnh của não bộ.
Unbroken Brain (tạm dịch: bộ não không thể bị phá vỡ), là một cuốn sách viết về ‘nghiện’ của tác giả Maia Szalavitz. Cuốn sách đã giải thích cách giới khoa học và tâm lý học tìm ra rằng: những người rối loạn sử dụng chất gây nghiện ban đầu đơn thuần không phát hiện được các triệu chứng bệnh của họ (thèm nhớ mãnh liệt hay cảm giác thôi thúc sử dụng mạnh mẽ) đối với ma túy và rượu. Phần lớn những người nghiện phải cân nhắc lợi ích gì họ mong muốn và cái giá phải trả sau sử dụng. Từ góc nhìn của người nghiện, họ đang mong muốn có được sự thỏa mãn, họ đang muốn thoát khỏi một thực tại đầy lo âu, khủng hoảng và tuyệt vọng. Từ góc nhìn nghiện là một căn bệnh, chất gây nghiện chỉ đem đến những tác hại to lớn cho người sử dụng.
‘Có điều gì đó không ổn đối với người nghiện’, Szalavitz đã viết, ‘và giữa hai góc nhìn trên, góc nhìn từ một căn bệnh là cách tốt nhất để nói về nghiện’. Bà cũng đã chỉ ra những nghiên cứu khoa học nói về các quá trình sinh học phức tạp diễn ra trong não người nghiện. ‘Nghiện’ có nguồn gốc từ các phản ứng sinh lý thần kinh (neurophysiology); điều đó đã minh chứng rằng ‘nghiện’ sẽ nghiêng về một loại bệnh hơn’ – Szalavitz kết luận.
Tạp chí “The Washington Post” đã giải thích tại sao người rối loạn sử dụng chất gây nghiện có cấu trúc não khiến họ khó chống lại cơn thèm ma túy và rượu bia. Một nghiên cứu kéo dài tới hai thập kỷ đã khám phá thành công một số các thay đổi vật lý và hóa học trong não bộ, thay đổi về chức năng não khiến người nghiện khó kiềm chế cơn nghiện.
Bên trong não bộ của người nghiện.
Não sản xuất dopamine một cách tự nhiên. Dopamine là một chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitter) giúp cơ thể con người thực hiện chức năng sống và sinh tồn. Mọi hoạt động sống, như ăn uống hay quan hệ tình dục đều tạo cho con người cảm giác thỏa mãn – nhờ vào đó mà con người có thể tiếp tục các hành động tương tự nhằm duy trì sự sống và duy trì nòi giống.
Các hoạt động có lợi cho sức khỏe hay những thú vui cá nhân sẽ kích thích các phản ứng nêu trên một cách tự nhiên; trái lại, các hoạt động không có lợi cho sức khỏe còn kích thích mãnh liệt hơn. Khi một người hít cocaine hay tiêm heroin, các mạch máu trong cơ thể họ sẽ chứa đầy dopamine cao hơn mức bình thường. Bộ não bị ép phải sản xuất nhiều dopamine hơn nữa, về sau đến một lúc nào đó sẽ kiềm chế mức sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh dopamine, cũng theo một cách tự nhiên. Trải qua một thời gian dài (từ hàng ngày đến hàng tuần phụ thuộc nhiều yếu tố), ma túy và rượu bia sẽ trở thành thứ duy nhất có thể khiến người đó đạt được mức dopamine thỏa mãn. Cuối cùng, cách duy trì sự sống duy nhất họ có được là sử dụng ngày càng nhiều cocaine, heroin hay rượu bia.
Người nghiện chạm tới mức độ như trên sẽ không bảo giờ đủ thỏa mãn sau liều dùng thông thường, họ chắc chắn sẽ sử dụng liều sau cao hơn liều trước, cố gắng đạt thỏa mãn như lần đầu sử dụng, khiến cho não bộ ngày càng suy kiệt mà họ không hề hay biết.
Thay đổi trong não bộ người nghiện.
Thay đổi trong não bộ.
Cơ chế gây nghiện theo cách giải thích của khoa học thần kinh đã mở ra cánh cửa giúp tìm hiểu sâu hơn về nghiện (như một căn bệnh). Giả thuyết này giải thích tại sao người nghiện liên tục phải xoay sở trong cơn thèm: không phải bởi vì người đó đã từng là kẻ xấu, mà bởi vì một khu vực trong não, nơi chịu trách nhiệm sản xuất dopamin là nguyên nhân khiến họ tìm đến ma túy. Bằng điều trị hóa dược và các phương pháp trị liệu khác, chúng ta có thể cân bằng lại hiện tượng này, nhưng chắc chắn không thể hồi phục như ban đầu. Đây là lý do vì sao người cai nghiện rượu phải cách ly hoàn toàn quán bar – không phải bởi vì bản thân họ không kiềm chế nổi, mà là bởi thứ âm thanh, ánh sáng và môi trường quán bar bằng một cách nào đó sẽ kích thích phản ứng dopamine thôi thúc họ uống rượu để được thỏa mãn.
Dựa vào ý kiến trên, tờ Pacific Standard đã viết: “nghiện không hoàn toàn là vấn đề quyết tâm của cá nhân người nghiện’. Tờ báo trên đã trích dẫn một nghiên cứu được đăng trong Thời báo Tâm thần học Hoa Kỳ (American Journal of Psychiatry). Nghiên cứu tìm ra những bằng chứng thay đổi chức năng não bộ do sử dụng ma túy và rượu bia, dẫn tới bốn mầm mống chính của ‘nghiện’là:
- Sự dung nạp (tolerance): liều sử dụng ngày càng tăng nhằm đạt thỏa mãn tương tự ban đầu.
- Sự phụ thuộc (dependence): người nghiện không thể sống bình thường nếu không sử dụng ma túy.
- Sự khó chịu (dysphoria): những cảm xúc tiêu cực đè nèn, bồn chồn khó tập trung khiến người nghiện không kiềm chế nổi.
- Sự nhạy cảm (sensitization): phản ứng và sự nhạy bén với ma túy ngày càng cao, khiến người nghiện không kiềm chế được, dù đã trải qua một thời gian dài không sử dụng.
Một nghiên cứu khoa học khác cũng đưa ra lời giải thích tại sao những điều chúng ta biết về ‘nghiện’ ngày nay khác với quá khứ chính là ở khái niệm ‘nghiện là căn bệnh’. Thí dụ, gần đây nhất vào năm 2013, tờ Nature Communications đưa ra báo cáo đã tìm ra gen có chức năng điều khiển liều sử dụng rượu bia. Nếu gen đó không thể hoạt động có thể khiến một người uống nhiều rượu bia hơn”. Báo cáo trên phần nào đã phóng đại sai sự thật là có “gen gây nghiện”, nhưng cũng đã có báo cáo chỉ ra rằng gen có vai trò tác động từ 40% đến 60% khả năng mắc rối loạn sử dụng chất gây nghiện.
Với những bằng chứng kể trên, những ý kiến cho rằng lạm dụng chất gây nghiện thuộc về đạo đức hay tính cách mỗi người là hoàn toàn không đủ xác thực. Những tranh cãi kể trên đã đạt tới giới hạn khiến bất cứ các cuộc thảo luận nào cũng tránh đả động tới khái niệm đạo đức về ‘nghiện’.
Rất nhiều điều đã được thay đổi từ thập niên cuối của thế kỷ 20. Đó là sự nhận thức tiến bộ hơn về lạm dụng chất gây nghiện và người nghiện. Điều này đã ảnh hưởng tích cực đến thái độ chính sách đối với người nghiện, coi người là nạn nhân, thay vì kẻ mang tội ác.
Ý kiến dư luận.
Tuy nhiên, để loại bỏ một định kiến lâu dài tốn nhiều thời gian hơn thế. Với khá nhiều nhận định từ thế kỷ 20 về việc nghiện ma túy và nghiện rượu khiến người ta rơi vào những hành vi thô bạo và tội ác, những định kiến ấy vẫn còn tồn tại đến ngày nay. Gần đây, vào năm 2014, nghiên cứu từ Trường Y Khoa Johns Hopkins Bloomberg đã điều tra thấy rằng dư luận vẫn giữ thành kiến tiêu cực với người nghiện, cho rằng không nên cấp bảo hiểm, nhà ở và việc làm cho người nghiện, trong quá trình cai nghiện. Trong khi đó, những người làm nghiên cứu này vẫn có thái độ tích cực đối với các loại bệnh tâm thần khác.
Nghiên cứu trên đã được xuất bản trong tờ thời báo Dịch vụ tâm lý (Psychiatric Services) và đã chỉ ra: xã hội vẫn chưa hoàn toàn chấp nhận rằng nghiện là một chứng bệnh y khoa có thể chữa được tương tự như các loại bệnh thần khác. Một giáo sư thuộc Trường Y Khoa Johns Hopkins nói rằng nghiện ma túy, cũng giống như bệnh tâm thần, là một bệnh lý có thể chữa được; nhưng do sự thiếu hiểu biết về tâm thần học và nguyên lý hoạt động của ma túy, người ta vấn nghĩ rằng nghiện ma túy và nghiện rượu là dấu hiệu của sự suy đồi về đạo đức và nhân cách con người. Họ cho rằng người lạm dụng chất gây nghiện không thể kiềm chế nổi bản thân là do họ thiếu quyết tâm và dễ đầu hàng.
Giải thích ý kiến trên, người giáo sư đó cho rằng: sử dụng ma túy là bất hợp pháp, nên những nạn nhân mắc nghiện ma túy thường bị coi là người có tội, bất kể những nguyên nhân do mắc bệnh tâm thần, do yếu tố gia đình hay môi trường gây nên.
Nghiện là bệnh hay là sự lựa chọn - tranh luận chưa có hồi kết.
Khi ta gán mác nghiện là bệnh của não, tức là đã bỏ qua nhiều khía cạnh của khái niệm lạm dụng chất gây nghiện và tác động của nghiện đến từng cá nhân. Cách nói nghiện là một triệu chứng rối loạn hành vi (giống như rửa tay quá nhiều là chứng rối loạn ám ảnh cưỡng chế) làm mất đi tính hợp lý về quy chuẩn đạo đức của người ‘nghiện’, nhưng đồng thời cũng đảm bảo khái niệm ‘nghiện’ không xung đột với khái niệm bệnh lý khác.
Tháng 5/2016, một giáo sư Tâm thần học tại Đại học Yale viết trong cuốn The Conversation rằng: Nghiện không phải là bệnh của não bộ (mặc dù rõ ràng có tổn thương não bộ), bà đã viết: Nghiện là một vấn đề cá nhân. Khác biệt là ở chỗ, bởi điều trị nghiện có liên quan đến lựa chọn của người nghiện.
Tờ New York Post kết luận vấn đề một cách ngắn gọn trong trang đầu của một tờ báo xuất bản năm 2015 : “Nghiện không phải là bệnh”. Cuốn Profiling The Biology of Desire (tạm dịch: Sơ lược về bản chất sinh học của trạng thái khao khát), tác giả Dr. Marc Lewis (đã từng là người nghiện, nay là chuyên gia phát triển tâm lý học) đã giải thích rằng khi ta coi nghiện vừa là một căn bệnh, vừa là vấn đề đạo đức sẽ khiến người nghiện có trách nhiệm hơn với sức khỏe của bản thân. Phương pháp này nhằm giúp người nghiện hiểu được vai trò của chính mình trong điều trị nghiện, trong khi không đề cập quá nhiều tới bản chất sinh học của nghiện đối với con người.
Con người có khả năng kiềm soát bản thân nhiều hơn họ tưởng. Và khái niệm ‘nghiện là một lựa chọn’ có thể sẽ giúp người nghiện kiềm chế bản thân tốt hơn.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác