ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Cách nhìn nhận đúng đắn với việc cai nghiện
Giống như bất kì căn bệnh hiểm nghèo nào khác, nghiện cũng có thể tái phát. Việc nghiện thường được cho là một hành vi vi phạm đạo đức. Việc cai nghiện vì thế cũng bị coi là hành vi đáng bị chỉ trích. Đa số mọi người không nhận ra rằng nghiện cũng như bất kì căn bệnh nan y nào khác như ung thư hay tiểu đường, nó cũng có thể tái phát ở một thời điểm bất kì trong cuộc đời. Thế nên việc tái nghiện không nên coi như một hành vi đáng bị lên án, nó cần được nhìn nhận như một căn bệnh hiểm nghèo tái phát.
Nghiện về bản chất là một căn bệnh liên quan đến hệ thần kinh cần sự điều trị và giúp đỡ về mặt tinh thần, nó cần được mọi người nhìn nhận và tiếp cận như những người bệnh hiểm nghèo khác. Trong nhiều năm, việc cai nghiện đã đem lại cuộc sống lành mạnh vĩnh viễn cho nhiều người nghiện. Tuy nhiên, cũng không ít người đã tái nghiện, và phần lớn chúng ta cũng như bản thân người nghiện nhìn nhận việc này khá tiêu cực.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng có một tỷ lệ nhất định xảy ra việc tái phát các chứng bệnh hiểm nghèo và nghiện là một trong số đó. Một nghiên cứu của Hiệp hội y dược Hoa Kỳ cho thấy rằng có 40 -60% người nghiện tái nghiện, so sánh với con số tái phát tiểu đường tuýt 1 là 30 – 50 %, 50- 70% tái phát với cao huyết áp. Thế nhưng không giống như các căn bệnh khác, thành kiến và sự chỉ trích của xã hội có thể là rào cản để người tái nghiện tìm đến sự trợ giúp.
Hãy nhìn nhận từ góc nhìn của hơn 40 triệu người Mỹ đang bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các loại chất kích thích, người ta sẽ thấy rằng họ cũng cần sự chữa trị như bất kỳ bệnh nhân nào khác. Không giống như ung thư hay tiểu đường, nghiện tuy nên được xem là căn bệnh hiểm nghèo, nhưng nó có thể chữa trị được, cụ thể để xử lý với việc tái nghiện có thể thực hiện những bước sau đây :
Vạch ra những khả năng có thể xảy ra sau cai nghiện.
Một trong những vấn đề nhức nhối với ngành y tế đó là người bệnh kỳ vọng quá nhiều về kết quả điều trị. Cụ thể với việc cai nghiện, trong suốt một thời gian dài, người ta cho rằng việc cai nghiện đã loại bỏ hoàn toàn khả năng quay trở lại tái nghiện, rằng chẳng có lí do gì để trở lại tái nghiện. Việc tái nghiện không được coi là một kết quả có thể xảy ra sau cai nghiện, chính vì vậy người cai nghiện không được chuẩn bị tâm lí cho khả năng tái nghiện của mình trong khi hiểu được điều này sẽ khiến khả năng tái nghiện của họ giảm đi đáng kể.
Xác định những tác nhân có thể dẫn đến tái nghiện.
Không phải ai cũng được huấn luyện để thấy được các dấu hiệu của việc rối loạn do chất kích thích cũng như sự liên kết với việc lạm dụng nó. Những người nghiện cũng như những người có liên quan cần được trang bị những hiểu biết cần thiết để phát hiện ra những yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả cai nghiện. Việc nhận ra và sớm can thiệp ngăn chặn việc tái nghiện ngay từ trong trứng nước là đơn giản hơn rất nhiều so với việc cai nghiện lần nữa.
Thay đổi cách điều trị.
Việc coi cai nghiện như một căn bệnh sẽ khiến cách chúng ta nhìn việc cai nghiện một cách đúng đắn hơn. Giống như những người bị bệnh tiểu đường, họ có thể tự theo dõi thể trạng của bản thân và báo lại cho người phụ trách điều trị. Người nghiện cũng nên làm như vậy, nên nhớ đối với việc cai nghiện, không có phương pháp nào có thể áp dụng lên tất cả mọi người. Việc phát hiện ra một phương pháp điều trị đã không còn phù hợp là cách để tìm đến những phương pháp mới thích hợp nhằm không làm gián đoạn quá trình hồi phục
Chúng ta cần tạo ra một môi trường tốt để những người nghiện có thể được cung cấp những kế hoạch điều trị phù hợp bằng cách nghiên cứu việc chất kích thích đã ảnh hưởng và phát triển lên cuộc sống của người nghiện như thế nào. Việc tiếp cận đến các phương pháp cai nghiện cần phải có hệ thống và đến từ nhiều chiều khác nhau thông qua việc xác định những rối loạn có liên quan đến chất kích thích để tìm một liệu trình điều trị phù hợp với từng người.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác