ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Các bước để duy trì thể trạng và xây dựng những thói quen tốt trong quá trình cai nghiện
Trong quá trình cai nghiện, lối sống lành mạnh sau cai nghiện là vô cùng quan trọng. Điều này tạo ra một hiệu ứng tích cực lên mọi mặt cuộc sống, giúp con người tránh xa những vấn đề liên quan đến chất kích thích đã gặp phải trước đây, không những thế, còn là một đòn bẩy thực sự cho sức khỏe tinh thần và thể chất.
Hiểu được những gì từng xảy ra khi đang nghiện chất kích thích, cũng như những khó khăn từng gặp phải trong quá trình cai nghiện sẽ khiến người đã từng nghiện trân trọng hơn những gì đang có hiện tại, đồng thời là động lực quan trọng để tạo lối sống lành mạnh. Các thói quen tốt cần thời gian để hình thành, hãy nhớ rằng chúng ta sẽ không phải làm điều đó một mình, chúng ta sẽ lan tỏa tinh thần tích cực đó sang người khác. Truyền cảm hứng là một cách rất hiệu quả trong quá trình tạo dựng lối sống lành mạnh. Giống với quá trình cai nghiện, sau cai, ta vẫn rất cần hỗ trợ từ những người xung quanh. Dưới đây là các nguyên tắc xây dựng cuộc sống tốt đẹp sau cai nghiện:
1- Luôn giữ lập trường
Cần phải nhắc lại rằng sau cai nghiện không phải là là quá trình sửa chữa quá khứ, sau cai là xây dựng tương lại. Tất cả những gì chúng ta cần nhớ về quá khứ chỉ là kinh nghiệm và bài học. Hãy luôn đặt ra những câu hỏi trong đầu về những gì ta muốn đạt được trong tương lai gần và xa, từ những câu hỏi đó, đặt ra kế hoạch hành động để cải thiện cuộc sống.
Thế nhưng, đôi khi chúng ta sẽ gặp phải những khó khăn nhất định như stress, áp lực, định kiến xã hội, sức ép gia đình, v.v. Những lúc này là lúc con người dễ bị chất kích thích cám dỗ nhất, vì sự giải tỏa là điều mà các loại chất kích thích có thể mang lại cho con người. Nhưng ma túy sẽ cướp đi những gì thì chắc hẳn người nghiện phải hiểu hơn ai hết, vì thế hãy nhắc nhở bản thân chuẩn bị tinh thần và sức mạnh cho các thời điểm khó khăn.
2- Thành thực thừa nhận các yếu tố có thể gây tái nghiện
Trong điều trị, tìm ra nguyên nhân dẫn đến nghiện là việc không thể thiếu: có thể do tiếp xúc với những người sử dụng chất gây nghiện hoặc do quá nuông chiều cảm xúc, v.v. Bất luận nguyên nhân gì, tái sử dụng đều có thể xảy ra. Tái nghiện phá hỏng những thành quả cai nghiện trước đó mà bạn phải thừa sống thiếu chết mới giành được. Bởi vậy, phương án tối ưu giảm nguy cơ tái nghiện là nhận diện vấn đề, tìm cách giải quyết phù hợp thay vì tìm kiếm sử dụng chất gây nghiện.
Chúng ta thường có xu hướng tìm cách bao biện và dùng các lí do để nói về những sai lầm trong quá khứ, điều đó thể hiện rằng ta chưa đủ tự tin và dũng cảm để vượt qua những gì đã xảy ra. Thành thực với bản thân về các vấn đề của mình không những thể hiện sự trưởng thành mà còn là tiền đề quan trọng để bước đến tương lai tươi sáng hơn. Đừng ngần ngại thay đổi và loại bỏ mối quan hệ với những người chỉ làm cuộc đời chúng ta đi theo hướng xấu, đừng ngần ngại thay đổi môi trường xung quanh mình. Thay đổi nhận thức sẽ là bước bản lề cho việc tạo dựng những thói quen tốt, những tư tưởng tích cực vào cuộc sống hàng ngày.
3- Lưu tâm đến quan hệ xã hội
Như đã nói trên,tiếp xúc sai người có thể là nguyên nhân dẫn đến nghiện. Thay vì tiếp tục duy trì mối quan hệ với người đó hãy tìm đến những người khác, những người có thể lan tỏa sự tích cực cho chúng ta. Người đó có thể là người thân, họ hàng trong gia đình, người đã giúp đỡ bạn cai nghiện, người trong nhóm chia sẻ kinh nghiệm về những vấn đề liên quan đến chất gây nghiện.
Sẽ có những thành phần chúng ta sẽ và không nên duy trì quan hệ xã hội nữa, hoặc nhẹ nhàng hơn là thay đổi bản chất của mối quan hệ. Thay vì dành thời gian cho những con người này, hãy dành thời gian chăm sóc và hàn gắn các mối quan hệ đã mất trước kia, vun đắp sự bền chặt với các thành viên trong gia đình. Việc tìm những mối quan hệ mới ngoài xã hội để duy trì cảm xúc tích cực cũng là một việc không thể thiếu để tìm lại sự tự tin cho bản thân.
4- Giữ tác phong năng động
Năng động ở đây không chỉ được định nghĩa bằng các hoạt động thể chất như tập thể dục, chơi thể thao, v.v. Năng động có nghĩa rộng hơn là tích cực tham gia vào bất kì hoạt động nào, chỉ cần chúng ta có hứng thú và việc đó đóng góp tích cực cho các mặt của đời sống.
Năng động có thể là hoạt động từ thiện. Năng động có thể là các mục tiêu công việc… Điều cốt yếu là hãy luôn đặt cơ thể vào trạng thái làm việc năng suất nhất. Sử dụng hiệu quả năng lượng sống nhằm cân bằng cuộc sống giữa sự nghiệp và gia đình, giữa làm việc và nghỉ ngơi… Đây là cách mà bất kì ai cũng nên làm để có thái độ sống tích cực.
5- Đừng cố trốn tránh vấn đề của bản thân
Việc này ngay từ đầu đã là một trong số các nguyên nhân dẫn đến nghiện. Mỗi con đường chúng ta chọn đều rất riêng biệt tuy nhiên có một điểm chung là không hề thẳng. Tại các thời điểm nhất định, chúng ta sẽ cảm thấy khó khăn, thậm trí là thiếu động lực hay tuyệt vọng. Tuy nhiên, cách chúng ta định nghĩa đôi khi chính là cách ta đối phó với những khó khăn.
Cách chúng ta chọn trước kia có thể là tim đến chất gây nghiện, đó là một sai lầm. Cách chúng ta đối phó với sai lầm đó là gì? Là ta đã cai nghiện thành công, ta đã thắng nhờ chọn được con đường đúng đắn. Vì thế đừng thêm một lần nữa để sai lầm đó biến ta thành con nghiện. Hãy nhớ lại rằng, khi ta bắt đầu cai nghiện, suy nghĩ đầu tiên là thừa nhận mình có vấn đề và cần trợ giúp. Giống như bất kỳ vấn đề nào khác trong cuộc sống, việc đầu tiên ta cần làm là đối diện vấn đề và tìm cách giải quyết.
Cuối cùng, tìm cách áp dụng bản thân cho phù hợp. Nếu cảm thấy khó khăn, hãy dừng lại một chút, dành thời gian suy nghĩ. Câu trả lời có thể nằm trong những điều nói ở trên, tuy nhiên, trên đây chỉ là những công cụ và sử dụng công cụ này như thế nào là việc của chúng ta.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại/zalo 0988 079 038.
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác