ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Dinh dưỡng tác động lên quá trình điều trị cai nghiện như thế nào?
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống mỗi người.
Khi ai đó bị ốm, hay bị chấn thương vật lí nào đó, hệ miễn dịch hoạt động và cố gắng loại bỏ các tác nhân gây hại như vi khuẩn hay virus nhằm đảm bảo sự an toàn hay chữa lành các vết thương cho cơ thể. Để làm được điều này, hệ miễn dịch của mỗi người cần được cung cấp năng lượng đầy đủ và đúng cách qua đường ăn uống tùy thuộc vào độ phức tạp của các tác nhân ngoại sinh sẽ đòi hỏi các chế độ ăn uống khác nhau.
Cũng như vậy với việc cai nghiện và phục hồi sau cai nghiện. Nếu bạn không cung cấp đủ dinh dưỡng để cơ thể có thể hồi phục thì quá trình hồi phục sẽ bị ngưng trệ. Các thực phẩm tốt cho sức khỏe thường bị những người nghiện, vốn đang phải chịu đựng nỗi đau về cả thể xác lẫn tinh thần, lờ đi trong quá trình điều trị cai nghiện hay trong thời gian nghiện. Vì vậy, việc cung cấp chất dinh dưỡng đầy đủ như cho chính cơ thể công cụ để giúp đỡ, thúc đẩy quá trình hồi phục diễn ra tốt hơn.
Những rào cản ngăn bạn có được chế độ dinh dưỡng cân bằng.
Ở bất kì trung tâm cai nghiện nào, đều có những chuyên gia tư vấn dinh dưỡng, tuy nhiên, không phải ai cũng để ý điều này hoặc cho rằng nó không quá quan trọng. Cũng dễ hiểu vì tình trạng của người nghiện không cho họ lo được đến những điều khác. Khi tình trạng cai nghiện đã có phần tiến triển thì việc cân nhắc về dinh dưỡng là không hề thừa. Ở một số trường hợp, việc ăn uống thiếu kiểm soát đã tồn tại trước nghiện có thể là rào cản cho việc cai nghiện hiệu quả. Còn với đa số trường hợp những người cai nghiện thường chọn đồ ăn nhanh như một cách để thay thế cho các chất gây nghiện.
Nhiều người đang cai nghiện vẫn giữ thói quen hay hình thành thói quen dùng đồ uống có gas, đồ ngọt, đồ ăn nhanh. Họ cho rằng điều đó là bình thường. Cho nên khi đề cập đến chế độ dinh dưỡng cân bằng họ sẽ lại cảm thấy đó như một thử thách nữa phải vượt qua trong quá trình hồi phục.
Tuy nhiên cơ thể cần phải được cung cấp đủ chất mới có thể đạt được sự hồi phục như mong muốn. Bỏ qua điều này sẽ khiến quá trình cai nghiện diễn ra chậm và khả năng tái nghiện cao hơn.
Các chất dinh dưỡng có thể thiếu hụt trong quá trình sử dụng lâu dài chất gây nghiện.
Trong quá trình nghiện, ở tất cả các cấp độ, người nghiện sẽ mất đi cũng như thiếu hụt các chất dinh dưỡng thiết yếu. Nhiều người đến khi cai nghiện đã rơi vào tình trạng suy dinh dưỡng. Cơ thể họ không được cung cấp đủ số bữa ăn trong ngày cùng với việc thiếu các chất xơ và vitamin dẫn tới một số hậu quả như sau :
- Thiếu sắt gây ra chóng mặt, đau lòng bàn tay bàn chân, khô da.
- Thiếu vitamin D gây ra loãng xương, suy yếu cơ bắp.
- Thiếu vitamin B6 gây ra căng thẳng mệt mỏi, các cơn đột quỵ, động kinh.
- Thiếu can-xi gây ra kém hấp thụ, suy dinh dưỡng, thiếu cân.
- Thiếu omega 3 đặc biệt hay xuất hiện ở những người dùng các chất cấm có nồng độ mạnh như ma túy.
- Thiếu Magie gây ra mệt mỏi, mất ngủ.
- Thiếu Vitamin K gây ra chậm hồi phục các vết thương ngoài da.
- Thiếu vitamin C gây suy yếu hệ miễn dịch.
Một số người sẽ gặp phải nhiều hơn một trong số những sự thiếu hụt dinh dưỡng cùng môt lúc khiến cho việc xác định họ cần bổ sung gì cho cơ thể trở nên khó khăn. Điều này gây ra sự phức tạp khi bổ sung những chất này cho cơ thể, cần thời gian chứ không đơn giản là sử dụng các thực phẩm chức năng cung cấp trực tiếp.
Các thực phẩm nên được sử dụng trong quá trình cai nghiện.
Một chế độ dinh dưỡng cân bằng và phù hợp với những người đang trong quá trình cai nghiện cũng như thải độc cơ thể bao gồm :
- Cung cấp các protein cần thiết cho cơ thể. Protein là công cụ giúp xây dựng cơ bắp cũng như tạo ra sự liên lạc của hệ thần kinh với cơ bắp.
- Tăng cường chất xơ từ rau củ và hoa quả. Chất xơ kích thích quá trình tiêu hóa, ngăn chặn táo bón giúp cho sự hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra hiệu quả.
- Giảm các chất đường. Điều này làm ổn định đường huyết, ngăn ngừa ăn uống thiếu kiểm soát đồng thời làm cân bằng tâm trạng cũng như sức khỏe tâm lý.
- Ăn các thực phẩm có nguồn gốc tự nhiên thay vì các thực phẩm như đồ hộp hay các đồ ăn đã qua nhiều bước chế biến. Hãy để ý đến các thành phần trong thức ăn để tránh các thực phẩm chứa nhiều chất phụ gia, chất bảo quản.
- Tăng cường các thực phẩm chứa chất béo lành mạnh. Nó có trong các thực phẩm như dầu ô liu, mỡ cá, các loại đậu, quả bơ nhằm kích thích hoạt động não cũng như các cơ quan khác.
Người nghiện nên hạn chế cafein vì chính bản thân cafein cũng là một chất gây nghiện, cùng với việc để ý đến những thứ đồ uống tiêu thụ trong ngày. Nên uống nhiều nước và giảm các loại nước như café hay đồ uống có gas. Việc quan tâm và chăm chút cho việc ăn uống cũng như một phần thử thách trong quá trình cai nghiện. Điều quan trọng là hãy thực hiện nó sớm ngay trong giai đoạn đầu của chương trình cai nghiện để đạt hiệu quả cao nhất. Việc đưa vào cơ thể một thực đơn hợp lí còn giúp giảm bớt các triệu chứng tiêu cực do chất kích thích gây ra. Hơn nữa một chế độ dinh dưỡng cân bằng là cần cho bất kì ai không chỉ những người nghiện.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác