ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Liên quan giữa nghiện ma túy và rối loạn stress sau sang chấn (PTSD)
Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) là một tình trạng sức khỏe tinh thần có thể gây ra các triệu chứng bao gồm: hồi tưởng, ác mộng và lo âu nặng. Cũng như những suy nghĩ không thể kiểm soát xung quanh (các) sự kiện gây ra PTSD. Nếu các triệu chứng biến mất sau 3-5 tháng, nó được gọi là Rối loạn stress cấp tính (ASD). Tuy nhiên, nếu các triệu chứng tồn tại trong một thời gian dài hơn, khi đó đủ cơ sở để chẩn đoán PTSD.
Triệu chứng của PTSD.
Triệu chứng của PTSD.
Sự hồi tưởng dai dẳng:
• Những ký ức đã xảy ra.
• Những giấc mơ đau khổ lặp đi lặp lại.
• Sự hồi tưởng chủ quan về một sự kiện đau buồn.
• Phản ứng tiêu cực về tâm lý hoặc sinh lý dữ dội khi có bất kỳ ai nhắc đến sự kiện đó.
Liên tục né tránh và bị tê liệt cảm xúc:
• Tránh các kích thích liên quan đến chấn thương như suy nghĩ, cảm xúc nhất định hoặc nói về sự kiện.
• Tránh các hành vi, địa điểm hoặc con người có thể dẫn đến ký ức đau khổ.
• Ít tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống.
Các triệu chứng dai dẳng chưa từng có trước đây:
• Khó ngủ hoặc luôn buồn ngủ.
• Gặp vấn đề với cơn giận, sự tập trung hoặc sự cảnh giác quá cao.
Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) và nghiện.
Rối loạn stress sau sang chấn (PTSD) và nghiện.
Không có gì ngạc nhiên khi PTSD và sự phụ thuộc vào chất gây nghiện thường liên kết chặt chẽ với nhau. Nghiên cứu đã chứng minh rằng những người bị stress hoặc PTSD thường có nhiều khả năng mắc nghiện.
Ví dụ, trong một cuộc khảo sát lớn về các cá nhân từ cộng đồng trên khắp nước Mỹ, người ta thấy rằng 34,5% nam giới bị PTSD cũng có vấn đề với lạm dụng hoặc nghiện ma túy. Tỷ lệ này ở phụ nữ là 26,9% .
Vì vậy, câu hỏi là, tại sao tỷ lệ sử dụng ma túy và rượu tăng khi bị PTSD? Nhiều nhà nghiên cứu đã đề xuất một số lý thuyết giúp trả lời câu hỏi. Tóm tắt dưới đây là những lý thuyết phổ biến hiện nay.
1. Lý thuyết nguy cơ cao: Lý thuyết nguy cơ cao cho rằng các vấn đề về ma túy và rượu xảy ra trước khi xuất hiện bệnh lý PTSD. Những người này tin rằng việc sử dụng rượu và ma túy khiến mọi người có nguy cơ gặp sự kiện gây sang chấn cao hơn. Và do đó, nguy cơ mắc PTSD cao hơn.
2. Lý thuyết tự dùng chất gây nghiện: Cho rằng người mắc PTSD sử dụng chất gây nghiện như một cách để giảm bớt đau khổ.
3. Lý thuyết mẫn cảm: Cho rằng việc sử dụng rượu hoặc ma túy khiến người PTSD dễ phát bệnh sau khi gặp sang chấn.
4. Lý thuyết dễ bị tổn thương: Lý thuyết này cho rằng một số người có thể bị tổn thương di truyền, sang chấn xảy ra làm tăng khả năng mắc cả 2 vấn đề: PTSD và lạm dụng chất.
Giả thuyết nào đúng?
Nghiên cứu thực sự ủng hộ tất cả các lý thuyết đã nói ở trên. Tuy nhiên, sự phát triển của PTSD và lạm dụng / phụ thuộc chất còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như lịch sử gia đình, tuổi tác, giới tính, văn hóa của một người, hoặc khi người đó mắc phải một bệnh tâm thần khác, chẳng hạn trầm cảm.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác