ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
6 dấu hiệu cảnh báo bạn đang nghiện rượu
Các đồ uống có cồn như rượu, bia... dù là dùng trong công việc, giao lưu bạn bè hay giải sầu đều có thể mang lại những tác hại nghiêm trọng nếu "quá liều". Dưới đây là 6 dấu hiệu cho thấy bạn đang hấp thụ quá nhiều đồ uống có cồn.
Dấu hiệu cảnh báo nghiện rượu.
1. Đi tiểu nhiều vào ban đêm.
Việc thức dậy vài lần vào buổi tối để "giải quyết nỗi buồn" có thể là dấu hiệu cho thấy lượng rượu bạn nạp vào cơ thể đang làm cơ thể "quá tải", không xử lý hết, theo Rizwan Hamid - Chuyên gia tư vấn, bác sỹ phẫu thuật tiết niệu thuộc Hội Tiết niệu London (Anh).
Khi ngủ, não sẽ giải phóng ADH – hormone chống lợi tiểu, làm chậm chức năng thận và khiến bạn không buồn đi tiểu tiện vào ban đêm. Đây là lý do tại sao so với ban ngày, chúng ta lại ít cần phải tiểu tiện hơn.
"Tuy nhiên, khi rượu đi vào cơ thể, lượng ADH được sản sinh sẽ ít hơn và lượng nước tiểu sẽ lớn hơn. Những người uống rượu bia thường xuyên sẽ có xu hướng coi việc thức dậy đi vệ sinh vào ban đêm là bình thường. Tuy nhiên, nếu dưới 65 tuổi, bạn không nên thức giấc vì nhu cầu tiểu tiện giữa đêm. Ngay cả người trên 65 tuổi cũng không nên thức giấc quá một lần mỗi đêm", BS Hamid cho biết thêm.
2. Mắt bị khô khi thức dậy.
Việc uống rượu, bia có thể khiến đôi mắt của bạn bị khô hơn một cách rõ rệt, theo Rob Scott - bác sỹ Nhãn khoa, Bệnh viện Birmingham.
Rượu không chỉ làm cho cơ thể bị mất nước mà còn có thể ảnh hưởng tới tuyến lệ, cản trở quá trình bôi trơn mắt.
Một nghiên cứu công bố trên tạp chí Nhãn khoa (Ophthalmology) năm 2012 cho thấy những người uống một lượng rượu cồn nhất định dựa theo cân nặng (khoảng 2 lon bia loại nặng cho một người có trọng lượng 63,5kg) xuất hiện nhiều mảng khô trên mắt của họ vào lúc 8 giờ sáng hôm sau hơn so với những người người không uống.
Vì vậy, nếu bạn thường xuyên thức dậy với đôi mắt khô, hãy kiểm tra xem liệu rượu, bia có phải là thủ phạm?
3. Thèm rượu.
Nếu ý nghĩ về một cốc bia hay chén rượu có thể giúp bạn đương đầu với một ngày tồi tệ, đây có thể là dấu hiệu đầu tiên của một vấn đề nghiêm trọng hơn, theo chuyên gia tư vấn tâm lý Claudia Bernat, Bệnh viện Priory (London, Anh).
Có thể bạn nghĩ rằng điều này chẳng có gì nghiêm trọng vì bạn không cần phải uống rượu, bia ngay lập tức. Tuy nhiên, nếu cả ngày bạn chỉ nghĩ rằng "khi về nhà, mình có thể uống", thay vì "mình có thể gặp gỡ gia đình", đây có thể là dấu hiệu cảnh báo.
Một số người có thói quen dùng rượu, bia như "thuốc chữa" trầm cảm hoặc lo âu, theo bà Bernat, cần dừng ngay việc uống bia, rượu lại trước khi thời điểm này xảy ra.
4. Vấn đề về tiêu hóa.
Các vấn đề về tiêu hóa, chẳng hạn như tiêu chảy, có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang uống quá nhiều rượu, theo GS David Sanders - Khoa Nghiên cứu và Điều trị các bệnh rối loạn dạ dày - ruột, Bệnh viện Hoàng gia Hallamshire (Anh).
GS Sanders cho biết: "Có thể là do cơ thể không hấp thụ được tất cả lượng chất lỏng được nạp vào người và dẫn đến tình trạng phân lỏng".
Nếu phân không được thải ra một cách bình thường, nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy gan của bạn đang không phân hủy chất béo một cách phù hợp vì áp lực phải xử lý quá nhiều chất cồn dư thừa.
"Tương tự như vậy, nếu nước tiểu của bạn sẫm màu hơn bình thường và bạn biết mình không bị mất nước, nó có thể là dấu hiệu báo động sớm tình trạng gan đang không lọc bỏ các tế bào máu bị chết và các chất thải khác một cách hiệu quả. Điều này có thể xảy ra trước khi một căn bệnh gan nghiêm trọng hình thành hoặc có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang có nguy cơ", Andrew Langford - Giám đốc điều hành Quỹ từ thiện Gan của Anh, cho biết.
5. Gắt gỏng, hay quên.
Mặc dù việc nhâm nhi một vài ly rượu trước khi lên giường có thể giúp bạn chìm vào giấc ngủ dễ dàng hơn, nó có thể làm gián đoạn chu kỳ ngủ, khiến bạn mệt mỏi hơn, theo TS Guy Meadows - Sleep School (London, Anh).
"Rượu, bia trở thành chất kích thích khi cơ thể phân hủy nó. Nó giải phóng ra đường và các chất khác, đồng nghĩa với việc bạn tỉnh giấc nhiều hơn. Nó cũng ngăn cản bạn bước vào giai đoạn cử động mắt nhanh (REM), phần tích cực nhất của giấc ngủ, khi chúng ta mơ và giúp bộ não xử lý trạng thái cảm xúc và ghi nhớ. Không có đủ giai đoạn REM đồng nghĩa với việc bạn thức dậy cảm thấy không chỉ mệt mỏi hơn, mà còn cáu bẳn và hay quên hơn", ông Meadows giải thích.
6. Thiếu ngủ.
Khi vào cơ thể, đồ uống có cồn sẽ khiến não bộ "quên" cách để có giấc ngủ ngon.
"Gần 60% người nghiện rượu bị mất ngủ",TS Meadows cho biết, "sự rối loạn giấc ngủ này có thể vẫn kéo dài cho đến vài năm sau khi bạn bỏ uống rượu, bia hoàn toàn. Khi đó, não bộ phải "học lại cách ngủ" một lần nữa".
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác