ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Người nghiện có nguy cơ tự tử cao
Lạm dụng chất gây nghiện là nguy cơ dẫn đến tự sát
Nếu người thân của chúng ta đang chiến đấu với nghiện ma túy hoặc nghiện rượu, người đó nên được theo dõi sát sao vì các loại chất gây nghiện dễ làm tăng nguy cơ tự sát.
Hiểu về nguy cơ tự sát
Với người đang điều trị lạm dụng ma túy/rượu, nguy cơ tự sát vẫn tồn tại sau một thời gian. Những người đang sử dụng ma túy/rượu, người đang điều trị hoặc thậm chí đã trải qua 10 năm ngưng sử dụng, có thể mất đi khả năng cảm nhận điều tốt đẹp trong cuộc sống. Hơn thế nữa, những người này gặp nhiều khó khăn dường như không thể vượt qua, sau nhiều lần nỗ lực đấu tranh quyết liệt dẫn tới khuynh hướng trầm cảm và ý tưởng tự sát. Tình trạng này làm tăng khả năng tự sát ngay cả khi người đó đang có nhiều tiến bộ trong điều trị.
Sử dụng rượu/ma túy làm tăng nguy cơ tự sát không?
Bộ y tế đã có nhiều cuộc điều tra mối liên quan trực tiếp giữa sử dụng rượu /ma túy và nguy cơ tự sát. Ví dụ, những vụ tự sát thường xảy ra nhiều hơn ở lứa tuổi chưa được phép uống rượu. Những người uống rượu đồng thời mắc chứng trầm cảm có nhiều khả năng tự tử hơn.
Một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ tự tử. Người lạm dụng thuốc hoặc kết hợp thuốc với rượu có thể gặp nguy cơ cao hơn. Sự pha tạp các chất cùng với tiềm ẩn vấn đề sức khỏe tâm thần tạo nguy cơ vô cùng cao cho người sử dụng. Bởi vì nhiều loại thuốc và bất kỳ loại rượu nào cũng có tác dụng tăng cường tâm trạng, thay đổi trạng thái tinh thần của một người. Rõ ràng, những người lạm dụng chất sẽ làm tăng nguy cơ tự sát.
Nhận biết dấu hiệu tự sát
Khi chúng ta là người nhà của ai đó mắc trầm cảm, ai đó có ý nghĩ muốn tự sát hoặc nghiện ma túy/rượu - điều quan trọng là phát hiện những dấu hiệu cần giúp đỡ. Hầu hết mọi người không tự nói ra tình trạng của bản thân, rất khó nhận biết ý định tự sát của người đó, ngay cả khi họ có dấu hiệu. Nhận biết được dấu hiệu tự sát đồng nghĩa với can thiệp hỗ trợ ngay lập tức. Sau đây là một số dấu hiệu cảnh báo tự sát:
• Nói về ý định muốn chết.
• Tăng liều sử dụng ma túy /rượu.
• Tìm cách tự sát.
• Nói về cảm giác có lỗi, tự nghĩ mình là gánh nặng cho người khác.
• Thay đổi tâm trạng đột ngột.
• Lo lắng, kích động hoặc liều lĩnh.
• Ngủ quá nhiều hoặc quá ít.
• Thể hiện cảm giác tuyệt vọng, bế tắc, cảm thấy bị mắc kẹt, không thể vượt qua nỗi đau.
• Thể hiện cảm xúc bị cô lập.
• Thái độ giận dữ hoặc nói về việc trả thù.
Nếu người thân của chúng ta thể hiện bất kỳ dấu hiệu tự sát nào, đã đến lúc ta phải hành động. Bước đầu tiên có thể gọi 0988079038 để được trợ giúp. Chúng ta cần biết đây là tình huống đe dọa tính mạng. Tìm trợ giúp cần thiết để người đó ổn định tinh thần, được điều trị đúng và cải thiện lâu dài.
Con đường đúng đắn phía trước
Chăm sóc cho người thân của bạn là điều cần thiết, nhưng bạn bắt đầu từ đâu? Đối với một số người, có vẻ như chất gây nghiện và rượu là vấn đề, nó chính là cốt lõi dẫn đến việc tự tử của một người. Không phải trường hợp nào cũng vậy. Ở một số người, bệnh tâm thần là nguyên nhân gốc rễ dẫn đến việc sử dụng rượu và ma túy như một cách để kiểm soát các triệu chứng tâm thần, mặc dù điều này thường làm chúng trầm trọng hơn.
Điều trị cần phải giải quyết cả hai khía cạnh. Không thể giải quyết những suy nghĩ tự tử và trầm cảm mà lại bỏ qua điều trị lạm dụng ma túy/rượu. Hai vấn đề này liên quan với nhau trong hầu hết trường hợp. Bước đầu là điều trị giải độc. Từ đó, giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần và chống tái sử dụng ma túy/rượu.
Phải làm gì ngay bây giờ?
Khi người thân của chúng ta nói rằng họ có ý muốn tự sát hoặc hành động tự sát, đừng cố gắng tự mình "giúp đỡ". Chúng ta cần liên lạc ngay với chuyên gia để được hướng dẫn kiểm soát cả 2 vấn đề: Nghiện ma túy /rượu và vấn đề sức khỏe tâm thần. Cả hai vấn đề này đều là bệnh, không thể đơn giản là chỉ ngưng sử dụng ma túy/rượu hoặc chỉ điều trị về tâm thần.
Khi chúng ta nhận biết được mức độ nghiêm trọng của vấn đề, chúng ta sẽ giúp đỡ đúng hướng, đúng cách. Đừng chần chừ giúp người thân được điều trị, cả lạm dụng ma túy/rượu và bệnh tâm thần. Liên hệ 0988079038 ngay hôm nay để được trợ giúp ngay lập tức.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác