ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
3 cách chăm sóc sức khoẻ tâm thần (1)
Đôi khi, chúng ta cảm thấy bất lực và như bị mắc kẹt trong một cái hộp, làm đi làm lại cùng một việc, lo lắng người khác sẽ nghĩ gì về chúng ta và những việc chúng ta làm. Nếu bạn muốn phá vỡ cái hộp đó và muốn học cách tận hưởng cuộc sống thật sự thoải mái, hãy xem những gợi ý sau.
Cách thứ nhất: Lo lắng ít hơn
1. Hãy ít quan tâm hơn đến những gì người khác nghĩ về bạn. Những người đó nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, và nếu bạn không thể ngừng việc lo lắng về hình ảnh của chính mình, thì bạn sẽ không thể sống thoải mái. Vì bạn không thể làm hài lòng tất cả mọi người, nên việc cứ nghĩ rằng bạn có làm được sẽ khiến cho bạn bị mất phương hướng và thất vọng.
• Đừng để nhận xét của người khác trở thành những lời lẽ có thể nhào nặn con người bạn. Một khi bạn đạt đến mức độ khiến cho chính bản thân bạn và mọi người nghĩ rằng bạn đang cố sống theo cách mà người khác muốn, thì bạn đang phải sống không thoải mái.
• Tách bản thân khỏi những người "tiêu cực" trong cuộc sống của bạn. Họ là những người cố gắng làm bạn suy sụp bằng sự điều khiển, tiêu cực và các hình thức kiểm soát khác. Tốt nhất, hãy học cách đánh bật những người này bằng kỹ năng giao tiếp mềm mỏng và bảo vệ quan điểm của bạn bằng việc ít phản bác nhưng đáp lại nhẹ nhàng và quả quyết hơn; bạn có quyền không sống chung với những người này và những suy nghĩ xấu của họ. Những người bạn tốt sẽ giúp bạn tìm thấy sự cân bằng.
2. Ngừng tập trung vào những việc tồi tệ. Hãy sống thoải mái bằng cách tập trung vào những việc bạn có thể làm, hơn là những việc bạn không thể. Chuyển sự tập trung của bạn vào những gì bạn có thể làm tốt hơn cho bản thân và những người khác. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn để sống cuộc sống mà bạn muốn.
• Nhắc nhở bản thân về những thành công thay vì thất bại. Nếu việc học hoặc việc làm không như bạn mong muốn, hãy tập trung vào gia đình, các mối quan hệ, hoặc cảm giác tuyệt vời khi hoàn thành những cú ném xa 3 điểm trong môn bóng rổ.
• Chú ý ngôn ngữ của bạn. Hãy tránh những câu tiêu cực như "Tôi không thể". Ngôn ngữ rất quyền năng trong việc thuyết phục bản thân và những người khác. Bằng việc thay đổi những câu tiêu cực bằng các câu tập trung vào những gì có thể thực hiện được, bạn sẽ kéo mình ra khỏi sự ù lì và trì hoãn. Do đó, hãy nói "Tôi phải làm việc này".
3. Hãy trung thực. Lời nói dối sẽ tạo ra một mớ lừa lọc hỗn độn làm bạn không thể sống thoải mái. Hãy học cách nhận ra những lời nói dối bạn đã nói với bản thân và người khác. Chân thành và trung thực cho phép bạn kết nối với những người mà bạn có thể tin tưởng vì họ đồng cảm với sự tổn thương của bạn.
• Nói dối là một hình thức phản kháng có tính phòng thủ; với rất nhiều người trong chúng ta, việc bảo vệ bản thân là một điều hiển nhiên trong trường hợp bất đồng ý kiến.
• Nói dối trong một cuộc tranh luận là cách phòng thủ tốt để người khác để bạn được yên nhưng nó sẽ trói buộc bạn vào người đó vì bạn làm cho mọi thứ trở nên mơ hồ và lảng tránh sự thật thay vì phải bảo vệ quan điểm của mình.
• Bằng việc đáp lại với tình yêu thương tử tế, bạn sẽ có thêm sự thoải mái trong các mối quan hệ vì bạn học cách chấp nhận nỗi đau và cảm giác tiêu cực của người khác mà không làm tăng thêm sự mâu thuẫn nhưng vẫn thể hiện rõ ràng là bạn có quyền quyết định và lựa chọn.
4. Không lo lắng chuyện tiền bạc (kể cả khi thiếu tiền). Nhiều người liên hệ việc "có tiền" với sự thoải mái, nhưng suy nghĩ của bạn về tiền bạc quyết định sự thử mái nhiều hơn bản thân đồng tiền. Hãy sử dụng đồng tiền như một công cụ trong cuộc sống, chứ không phải là thứ điều khiển cuộc sống của bạn. Học cách tiết kiệm, lên kế hoạch chi tiêu và trở thành người tiêu dùng sáng suốt.
• Tìm cách để đưa bản thân ra khỏi vòng xoáy tiêu thụ đầy áp lực. Ví dụ, nếu khó chịu vì phải trả giá cao cho các thực phẩm hữu cơ, vậy thì hãy tự trồng một khu vườn rau củ và hoa quả ngon của riêng mình. Chăm sóc thường xuyên, bạn sẽ hiểu rằng kết quả từ sức lao động được đền đáp khi bạn hòa hợp với thiên nhiên, có sức khỏe tốt từ chất lượng thực phẩm và trở thành tấm gương với thói quen lành mạnh cho con cái, hàng xóm và bạn bè noi theo.
5. Làm những thứ đúng với sở trường của bạn. Chia sẻ kỹ năng của bạn với những người có kỹ năng làm những việc mà bạn không thể hoặc không thích, như vậy sẽ tạo ra một vòng tuần hoàn tốt cho cả hai. Từ đó, bạn cũng sẽ có thêm những người bạn hoặc những mối quan hệ làm bạn kinh ngạc.
• Tận dùng nguồn tài nguyên mạng để kết nối những người có cùng lối suy nghĩ, chia sẻ vật dụng và các dịch vụ, khuyến khích người khác cùng thực hiện các phương pháp để có cuộc sống thoải mái hơn. Mạng xã hội là một nguồn hữu ích, giúp bạn đưa hàng xóm và các nhóm cộng đồng đến gần nhau, cùng chia sẻ nguồn tài nguyên cũng như là các kỹ năng.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác