ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
7 tác dụng tích cực của stress
Sức khỏe tinh thần là một yếu tố tác động trực tiếp đến chất lượng cuộc sống cũng như cơ thể của chúng ta, nhưng lại chẳng mấy ai quan tâm. Dù có cuộc sống nhàn hạ, chậm rãi hay cuộc sống luôn thay đổi, vận động và phát triển thì stress vẫn luôn bên ta. Stress do áp lực lớn từ công việc, sự nghiệp, tới những chuyện nhỏ hàng ngày như kẹt đường, tắc nước…Ngoài cảm giác căng thẳng, khó chịu thì stress cũng mang lại nhiều lợi ích cả về trước mắt và lâu dài.
Tác dụng tích cực của stress nghe có vẻ bất ngờ và phi lý? Nhưng đây là điều hoàn toàn có căn cứ. Stress không đáng sợ như chúng ta thường nghĩ. Dù bạn là ai, một chút căng thẳng, áp lực từ công việc hay từ các mối quan hệ không phải là điều quá tồi tệ, thậm chí còn có tác dụng tích cực đến bất ngờ.
1. Stress giúp ta sáng tạo hơn
Chúng ta thường căng thẳng hơn khi phải bước đi trên một con đường mới bởi đó là một việc mới lạ với bạn và bạn không biết ứng xử thế nào. Nếu có dịp được hỏi một nhà văn hay một nghệ sĩ về quá trình sáng tạo nghệ thuật của họ, bạn sẽ được nghe rằng những tác phẩm xuất sắc nhất của họ thường là kết quả của khá nhiều căng thẳng, chênh vênh, khổ sở. Theo Tiến sĩ – nhà tâm lý học Larina Kase thì, “Stress thường đi cùng hoặc kéo theo những bước đột phá trong sáng tạo. Nếu tâm trí bạn hoàn toàn bình thường và thoải mái, bạn sẽ không có lý do để nhìn mọi thứ khác đi."
2. Stress có lợi cho hệ miễn dịch Nhiều nghiên cứu cho thấy hệ miễn dịch của cơ thể được hưởng lợi từ những đợt stress ngắn gợi ra cơ chế “chiến đấu hay bỏ chạy” (chính là loại căng thẳng khi bạn làm bài kiểm tra, chạy đua hay chơi trò chơi có giới hạn thời gian.)
“Căng thẳng có thể có ích cho hệ miễn dịch,” đó là tuyên bố của Tiến sĩ Mark Goulston – chuyên khoa tâm thần. Tiến sĩ cũng giải thích thêm rằng cortisol (hay còn gọi là “hormone căng thẳng”) khi xuất hiện sẽ làm tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể, nhưng chỉ trong trường hợp cân bằng và vừa phải. Những đợt bùng nổ stress có thể giúp cơ thể trở nên mạnh mẽ, sôi nổi và thậm chí là khỏe mạnh hơn, nhưng căng thẳng quá mức có thể dẫn đến quá tải cortisol, là nguyên nhân gây ra béo bụng. Và loại béo phì cục bộ này có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường loại 2 và bệnh mạch máu não.
3. Stress giúp ta yêu đời hơn. Tập thể hình, chạy bộ hoặc đạp xe cho toát mồ hôi trong vòng 45 phút chính là những dạng khác nhau của stress trong cơ thể bạn. Nhưng đó là dạng stress lành mạnh và có ích. Theo Tiến sĩ Jessica Matthews, chuyên viên giáo dục của American Council on Exercise (ACE) thì: “Sự căng thẳng do các hoạt động thể dục vừa phải giúp cơ thể khỏe mạnh hơn và nhiều ảnh hưởng tích cực khác." Từ góc độ sinh lý, các yêu cầu đặt ra cho cơ thể trong quá trình luyện tập sẽ giúp cơ thể hiệu quả hơn trong các hoạt động hằng ngày. Việc tập thể dục thường xuyên cũng cho thấy có thể làm giảm nồng độ của các hormone căng thẳng, như cortisol trong cơ thể con người, đồng thời còn làm gia tăng nồng độ endorphins có tác dụng giúp chúng ta cảm thấy tươi vui, yêu đời hơn. Nghiên cứu thậm chí còn cho thấy rằng chính bản thân việc luyện tập cũng có thể khiến chúng ta có khả năng phục hồi tốt hơn khi đối mặt với stress nói chung. Stress giúp giải
4. Stress giúp giải quyết vấn đề Bạn đã từng trải qua trạng thái căng thẳng do gặp phải một tình huống khó xử trong cuộc sống hoặc phải đưa ra một quyết định quan trọng? Sự căng thẳng này thật ra có thể khá có ích, vì stress biểu thị những giá trị của chúng ta. Nếu không quan tâm đến điều gì, chúng ta sẽ không lo lắng đến nó. Do vậy, hãy lắng nghe những gì stress đang cố gắng nói với bạn. Nhiều nghiên cứu cho thấy con người cảm thấy hạnh phúc nhất khi họ hiểu rõ cảm xúc của bản thân và đối mặt với nó. Tuy nhiên, những lo lắng quá mức có thể gây tác dụng ngược lại. Thật khó để lắng nghe trực giác trong thời điểm cơ thể bạn đang lo lắng hay căng thẳng, vì vậy, tốt nhất là bạn hãy cố gắng “giải lao” – có thể là đi dạo bộ, ngủ một giấc hoặc ra ngoài thưởng thức những món ăn yêu thích.
5. Stress có thể giữ an toàn cho trẻ em. Theo nhiều chuyên gia, những người mẹ bị stress nhiều hơn thường giữ cho con mình tránh khỏi nhiều mối nguy hiểm (chẳng hạn, nếu bạn là người thường xuyên lo lắng về tình trạng bắt cóc trẻ em, bạn sẽ để mắt trông nom con mình kỹ hơn và giữ bé an toàn hơn). Thật vậy, một nghiên cứu từ Đại học Johns Hopkins đã cho thấy: con của những phụ nữ mang thai có mức cortisol cao thường phát triển tốt hơn con của những bà mẹ ít bị stress trong quá trình mang thai. Tất nhiên, mọi người đều biết rằng lúc nào cũng căng thẳng không bao giờ là điều tốt cả, nhưng các chuyên gia nhất trí rằng một chút căng thẳng trong quá trình mang thai là hoàn tự nhiên và bình thường. Tiến sĩ Goulston cho biết: “Nếu stress có thể làm bạn tỉnh táo và cảnh giác hơn, đấy là điều tốt. Nhưng bạn hãy coi chừng sự tỉnh táo hoặc thận trọng quá mức, chúng có thể khiến bạn trở nên dễ cáu gắt và cứng nhắc, có thể dẫn đến những hành vi cực đoan.”
6. Stress có thể giúp bạn cảm thấy khỏe mạnh hơn sau khi trải qua phẫu thuật hoặc đợt điều trị y tế Nghiên cứu gần đây cho thấy sự liên quan giữa căng thẳng ngắn hạn trước khi tiến hành phẫu thuật hoặc điều trị y tế với mức độ phục hồi sau khi trải qua giai đoạn này. Tinh thần tranh đấu có thể hỗ trợ các bệnh nhân trong cuộc chiến chống ung thư vú, nhưng nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng stress có thể ngăn chặn việc sản sinh estrogen – một tác nhận quan trọng dẫn đến sự hình thành căn bệnh ung thư vú. Cho dù quan điểm này vẫn chưa hoàn toàn được giới khoa học nhất trí, nhưng đó vẫn là một bằng chứng cho thấy stress không hoàn toàn xấu. Tiến sĩ Goulston giải thích: “Stress là một phản ứng xảy ra khi cơ thể chúng ta đối mặt với những thách thức, những mối nguy hiểm hay thậm chí là khi bước vào một cơ hội mới. Stress có vai trò ngăn chặn sự suy giảm adrenaline, giúp bạn tập trung và suy nghĩ sáng suốt hơn.”
7. Stress có thể giúp bạn phát triển. Bạn cảm thấy mệt mỏi khi phải ngồi hàng giờ liền trong văn phòng? Bạn cảm thấy căng thẳng nhiều hơn? Stress có thể khiến bạn căng thẳng khi gặp sếp? Chắc chắn, những căng thẳng trong công việc có thể không tốt cho sức khỏe của bạn – thậm chí có thể dẫn đến tình trạng suy nhược – nhưng các chuyên gia cho biết những căng thẳng giữ bạn luôn trong trạng thái sẵn sàng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp thường tốt cho công việc của bạn. “Stress và lo âu ở mức độ vừa phải có thể giúp bạn có thêm năng lượng, sự tập trung và động lực để phấn đấu. Không có stress, bạn thường sẽ không có được sự nỗ lực hết mình và dễ dàng phạm sai lầm. Sự thoải mái quá mức trong công việc có thể khiến bạn trở nên chủ quan, dễ mắc sai lầm và rất khó đạt được những bước tiến trong sự nghiệp.” Ngược lại, quá nhiều căng thẳng có thể làm hạn chế khả năng đưa ra các giải pháp sáng tạo, làm giảm năng lượng và hiệu quả của bạn trong công việc. Tiến sĩ Kase nêu lên vài dấu hiệu cảnh báo mức độ stress trong công việc của bạn đang quá cao, có thể do bạn từ chối những nhiệm vụ quan trọng bởi bạn cảm thấy quá căng thẳng, hoặc có cảm giác bản thân không có giá trị tại nơi làm việc. Các chuyên gia khuyên bạn nên chú ý nhiều hơn đến việc kiểm soát sự căng thẳng trong công việc này. Bởi kiểm soát thành công stress do công việc mang lại là cách tốt nhất để xây dựng sự tự tin trong công việc, cũng như bất cứ lĩnh vực nào của cuộc sống.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, điện thoại, zalo 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác