ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần
Bạn có mắc hội chứng Facebook Envy hay Sadfishing không? Bạn đã bao giờ nghe nói về Internet Banging chưa?
Internet là một công cụ tuyệt vời cho phần lớn chúng ta. Do đó, ngày càng nhiều thanh thiếu niên dành thời gian lâu hơn trên mạng và không có sự giám sát của bất kỳ ai. Hiện nay, một số chuyên gia cho rằng mạng xã hội đang ngày càng độc hại và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tâm thần của người sử dụng.
3 lý do gây độc hại từ mạng xã hội
Sadfishing
Nếu bạn chưa từng nghe về “sadfishing” thì đó là xu hướng độc hại mới nhất tấn công các trang mạng xã hội. Cụm từ “sadfishing” - thuật ngữ chỉ hành động cố tỏ ra đau khổ, buồn bã trên mạng xã hội, nhằm giành sự cảm thông, chia sẻ của mọi người.
Ví dụ như ai đó đăng một đoạn status lên mạng với nội dung “bi kịch hóa” tâm trạng để mọi người cảm thông thì đó được coi là sadfishing. Những ví dụ nổi tiếng bao gồm Kendall Jenner và Justin Bieber. Hai người nổi tiếng này đã trút bầu tâm sự của họ trên mạng xã hội. Sau đó, họ đã nhận được hàng trăm nghìn lượt thích trên Instagram.
Tuy nhiên, chia sẻ những cảm xúc tồi tệ của mình lên mạng xã hội cũng mang nhiều nhược điểm. Ví dụ, một người trẻ tuổi đăng một status buồn bã về vấn đề mình đang gặp phải nhưng không nhận được những lời động viên như mong muốn. Thay vào đó, bị chế giễu hoặc tệ hơn là bị khuyến khích làm những hành động tồi tệ như tự tử.
Còn nguy hiểm hơn khi những kẻ phạm tội sử dụng những bình luận để xâm nhập vào tâm trí của những người trẻ tuổi, tạo ra những tổn thương về tâm thần, hoặc tuyên truyền những điều phạm pháp, sai sự thật.
Giải pháp
Hãy nói chuyện, chia sẻ với những người thật sự. Một người bạn, thành viên gia đình, giáo viên hoặc người mà bạn tin tưởng. Đừng đem chuyện cá nhân của mình lên mạng xã hội.
Facebook Envy
Một ví dụ khác về xu hướng độc hại trên mạng xã hội là Facebook Envy. Bạn có bao giờ nhìn vào bài đăng của bạn bè trên Facebook và thầm cảm thấy ghen tị với cuộc sống của họ không?
Bởi vì những gì mà mọi người đưa lên mạng xã hội hầu hết là những gì tốt đẹp nhất mà họ có thể. Họ photoshop ảnh tự sướng của mình để trông giống như siêu mẫu và người nổi tiếng. Họ chia sẻ những thứ mà có khi không phải của mình để thu hút được sự chú ý của mọi người. Không có gì ngạc nhiên khi những người khác nhìn vào và thấy mình thực sự thua kém.
Việc này thực sự ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, việc so sánh liên tục cuộc sống của mình với nhũng cuộc sống không có thật trên mạng xã hội có thể gây ra trầm cảm thực, giảm lòng tự trọng và cảm giác vô dụng.
Giải pháp
Đừng so sánh cuộc sống của bạn với bất kỳ ai trên mạng xã hội. Hãy nhớ rằng, không ai biết chính xác cuộc sống của những người này có hoàn hảo như những gì họ đưa lên mạng hay không. Thực tế chắc chắn sẽ khác xa so với những gì trên mạng.
Internet Banging
Ngày nay, các băng đảng xấu đang chuyển dần từ đường phố sang internet. Chính sự phổ biến của điện thoại và mạng xã hội đã khiến ngày càng xuất hiện nhiều thành phần xấu trên internet (hay còn gọi là giang hồ mạng).
Đây là những thành phần bất hảo, lợi dụng sự lỏng lẻo trong quản lý nội dung trên mạng xã hội để tuyên truyền, lôi kéo người khác với mục đích xấu như tham gia vào các hành vi phạm pháp, sử dụng ma túy, buôn bán ma túy…
Công an đã bắt đầu vào cuộc để loại bỏ những thành phần như thế này trên mạng xã hội. Điển hình đã bắt giữ một số đối tượng như “Khá Bảnh” với tội danh tổ chức cờ bạc, cho vay nặng lãi, sử dụng trái phép chất ma túy… và gần đây nhất là giang hồ mạng “Trường Con” với tội danh buôn bán trái phép chất ma túy.
Giải pháp
Nhà chức trách cần siết chặt trong việc quản lý nội dung trên mạng xã hội để loại bỏ đi những nội dung và thành phần xấu trên mạng.
Cuối cùng
Mạng xã hội vẫn sẽ là một nơi tốt để chúng ta giữ liên lạc với bạn bè và gia đình hoặc công việc. Nhưng cần phải biết sử dụng mạng xã hội một cách đúng đắn, tránh xa các nội dung độc hại trên mạng và phải biết quản lý thời gia hợp lý cho việc sử dụng mạng xã hội. Nghiện mạng xã hội không phải là một bệnh hiếm gặp, nó đang dần dần phát triển trong giới trẻ và ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác