ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Hướng dẫn cha mẹ dạy dỗ trẻ tăng động giảm chú ý
Trong quá trình nuôi dạy trẻ tăng động, hầu hết bố mẹ sẽ gặp khó khăn trong việc điều chỉnh được hành vi của trẻ. Cha mẹ phải sử dụng cả lời nói và hành động, cử chỉ tác động đến trẻ nhằm cải thiện những hành vi của trẻ theo hướng tích cực.
Cha mẹ nên lập thời gian biểu cho trẻ để trẻ tập trung dần thói quen làm việc theo kế hoạch. Khi trẻ biết được hôm nay cần làm gì, học gì sẽ giúp trẻ kiểm soát hành vi một cách tốt hơn. Đồng thời, sẽ hạn chế được những hoạt động bộc phát hoặc mất kiểm soát cảm xúc. Ngoài ra, khi lập thời gian biểu cho trẻ, dù cha mẹ không ở nhà trẻ vẫn có thể tự thực hiện, chẳng hạn như đánh răng trước khi đi ngủ vào buổi tối, hay rửa tay trước khi ăn cơm.
Nên điều chỉnh từng hành vi một, nếu cha mẹ đặt quá nhiều mục tiêu rằng trẻ phải làm thế này hay phải thế khác có thể gây tâm lý ức chế cho trẻ. Điều này không những không mang lại kết quả gì mà còn phản tác dụng. Nên tập trung vào một hành vi nhất định, như không được đánh bạn, phải xin lỗi khi mình mắc lỗi. Nhẹ nhàng nhắc nhở trẻ mỗi khi trẻ thực hiện không đúng và thường xuyên theo dõi sự cải thiện của trẻ theo từng ngày.
Tuyệt đối không chê bai, quát mắng hay đánh trẻ vì những hành vi đó của cha mẹ sẽ khiến trẻ cảm thấy cha mẹ cũng giống mình. Hãy kiên nhẫn cải thiện cho trẻ hàng ngày. Đồng thời, cha mẹ cần nhớ chăm sóc bản thân mình để có động lực và tích thêm năng lượng trong hành trình nuôi dạy trẻ tăng động giảm chú ý.
Tìm hiểu sở thích của trẻ
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng có sở thích và đam mê riêng, và trẻ tăng động cũng không ngoại lệ. Bố mẹ hãy dành thời gian nói chuyện, tâm sự với bé. Qua đó tìm hiểu sở thích của con, mối quan tâm của con là gì. Từ đó khích lệ và động viên bé thực hiện ước mơ.
Với những công việc mà trẻ hứng thú, chắc chắn chúng sẽ có được sự tập trung và ít bị phân tâm cũng như chán nản hơn. Vì vậy, đây là điều mà phụ huynh nên khuyến khích trẻ tiếp tục để cải thiện các triệu chứng của ADHD.
Chia nhỏ nhiệm vụ
Trẻ tăng động có đặc tính là rất khó tập trung và chú ý. Việc giao cho bé một nhiệm vụ quá khó hoặc mất quá nhiều thời gian để hoàn thành sẽ khiến bé bị mơ hồ, không biết bắt đầu từ đâu và kết thúc như nào. Từ đó trẻ sẽ cảm thấy chán nản và bỏ cuộc trước khi nhiệm vụ được hoàn thành.
Lúc này, bố mẹ phải là người hướng dẫn, cố gắng chia nhiệm vụ thành từng bước để chúng dễ dàng tháo gỡ. Chẳng hạn, thay vì yêu cầu trẻ phải dọn dẹp nhà cửa, hãy chia thành những công việc nhỏ hơn như dọn bàn học, dọn giường, dọn đồ chơi,…
Kiểm soát cảm xúc cá nhân
Kỷ luật là yếu tố then chốt trong cách dạy trẻ tăng động cải thiện hành vi. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với việc la mắng và trừng phạt trẻ mỗi khi gây ra những rắc rối phiền lòng. Điều này không giúp trẻ nghe lời bạn, đôi khi còn gây tác dụng ngược. Vì vậy, bố mẹ cần kiểm soát cảm xúc cá nhân để có thể giao tiếp với trẻ một cách gần gũi và thân thiện nhất. Tránh làm trẻ sợ hãi hoặc thậm chí là hình thành tâm lý chống đối.
Khi trẻ có những hành vi không đúng, thay vì la mắng, bố mẹ hãy phân tích vì sao hành động đó là sai. Nói cho trẻ nghe hậu quả của những hành vi đó là gì. Đồng thời hướng dẫn trẻ cách cư xử đúng mực.
Giới hạn thời gian
Cách giúp trẻ tăng động cải thiện hành vi tiếp theo mà chúng tôi muốn giới thiệu cho bạn chính là giới hạn thời gian cho mỗi “nhiệm vụ”. Điều này khắc phục được tính cách thiếu tổ chức, cũng như giúp trẻ học tập, sinh hoạt có kế hoạch và mục tiêu rõ ràng hơn..
Với mỗi đầu việc, cha mẹ cần đặt ra giới hạn thời gian thực hiện cụ thể. Việc đặt mục tiêu này cần phù hợp với khả năng của trẻ để tránh gây tác dụng ngược.
Loại bỏ phiền nhiễu
Nếu trẻ dễ bị phân tâm, việc loại bỏ phiền nhiễu xung quanh là điều cần thiết trong cách dạy trẻ tăng động cải thiện hành vi. Khi trẻ đang thực hiện công việc yêu cầu sự tập trung, bố mẹ hãy tạo cho trẻ một không gian yên tĩnh, tránh xa tiếng ồn, âm thanh phát ra từ TV hoặc các thiết bị di động khác nhé!
Tránh sử dụng ngôn ngữ tiêu cực
Việc khuyên ngăn trẻ bằng ngôn ngữ tiêu cực có thể gây tổn thương và chỉ khiến các hành vi gây rối trở nên tồi tệ hơn mà thôi.
Tuy nhiên, giáo dục một đứa trẻ tăng động chưa bao giờ là điều dễ dàng. Đôi khi bố mẹ sẽ cảm thấy bất lực với những hành động của con. Khi sự ức chế dồn nén quá lâu, chúng ta khó mà kiểm soát được cảm xúc và có những lời nói không hay với trẻ nhỏ.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu. Điện thoại, Zalo 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác