ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Liệu pháp nhận thức hành vi trong trị liệu bệnh tâm thần trẻ em
Liệu pháp nhận thức – hành vi (cognitive behavior therapy) là sự kết hợp giữa trị liệu hành vi và tâm lý học nhận thức (cognitive psychology).
Mô hình trị liệu nhận thức – hành vi xem xét đến sự tương tác giữa các yếu tố nhận thức, xã hội, cảm xúc, phát triển và hành vi trong bệnh sinh và trị liệu tình trạng tâm bệnh ở trẻ em. Mối quan tâm được đặt ra là hành vi có liên quan đến các lệch lạc hoặc khiếm khuyết về nhận thức; do đó việc chữa trị phải theo một phương pháp kết hợp nhiều mô hình. Kendall liệt kê các nguyên lý cơ bản của một hệ thống nhận thức hành vi như sau:
(1) Con người đáp ứng chủ yếu với các biểu trưng và kinh nghiệm về nhận thức trong môi trường của mình, hơn là đáp ứng với chính môi trường và các kinh nghiệm.
(2) Hầu hết quá trình học tập của con người đều thông qua quá trình nhận thức.
(3) Các suy nghĩ, cảm xúc và hành vi đều có tương quan nhân quả với nhau.
(4) Các sự kiện, quá trình, sản phẩm và cấu trúc của nhận thức (như tự nói chuyện, kỳ vọng, qui kết, giản lược) có vai trò quan trọng trong việc hiểu và tiên đoán các hành vi tâm bệnh và hiệu quả của việc trị liệu.
(5) Các sự kiện, quá trình, sản phẩm và cấu trúc của nhận thức có thể được công thức hóa để trắc nghiệm và lồng ghép vào các mô hình hành vi, từ đó đòi hỏi nhiều chiến lược trị liệu phối hợp
(6) Công việc của nhà trị liệu hành vi là chẩn đoán, giáo dục và tham vấn; đánh giá các lệch lạc và khiếm khuyết về nhận thức, các kiểu hành vi sai lạc; làm việc với thân chủ để thiết lập những kinh nghiệm học tập nhằm sửa chữa những kiểu nhận thức, hành vi và cảm xúc sai lạc ấy.
Trọng tâm của trị liệu đặt nặng vào việc học tập, ảnh hưởng của những yếu tố trong môi trường, hiểu biết về tâm bệnh lý và nhu cầu trị liệu tâm lý. Các yếu tố khác như thần kinh, sinh học, di truyền, gia đình, xã hội và các quá trình cảm xúc… cũng được xem xét và đưa vào chẩn đoán, điều trị khi chúng có liên quan đến những tình huống rối loạn đặc hiệu. Các yếu tố về phát triển cũng quan trọng trong việc hiểu căn nguyên của sự rối nhiễu. Việc xem xét quá trình nhận thức trước, trong và sau khi xảy ra một sự kiện được xem là điều chủ yếu trong quá trình trị liệu này.
Trẻ em là người tham gia tích cực
Đứa trẻ phải tham gia tích cực vào các biến đổi trên lâm sàng, vừa là người diễn giải, vừa là người ghi nhận các kinh nghiệm. Việc trị liệu có hai mức độ: một cho những trẻ bị thiếu khả năng giải quyết vấn đề; và một cho những trẻ có khả năng ấy nhưng không tự thực hiện được.
Việc trị liệu bao gồm sự lĩnh hội khả năng nhận thức về các vấn đề hiện tại và tương lai, cũng như về các tình huống gây stress. Nó cho phép đứa trẻ suy nghĩ và hành động một cách thông minh hơn và phát triển một phương thức giải quyết vấn đề thông qua việc tạo lập quan hệ trị liệu tốt, giúp đứa trẻ hiểu được thực tế cuộc sống thay vì phản ứng lại bằng những cách thức kém thích nghi.
Chỉ định
Liệu pháp nhận thức-hành vi và liệu pháp lý lẽ-cảm xúc thích hợp cho những trẻ có biểu hiện gây hấn về thể chất và về xã hội, những người trẻ tuổi gặp khó khăn trong quan hệ với người cùng trang lứa, những trường hợp bị cách ly với xã hội, kém tập trung, bốc đồng, hiếu động. Các liệu pháp này được áp dụng thành công ở những trẻ kém chú ý, khó khăn về vận động và hành vi xã hội, những trẻ kém kỹ năng tự giác, làm giảm stress do việc trị bệnh hoặc nhổ răng gây ra, và trị liệu cho những tội phạm. Chúng cũng được áp dụng cho trẻ chậm khôn nhẹ và trung bình, trẻ học kém…
Chống chỉ định
Các chương trình huấn luyện khả năng tự lực không thích hợp với những trẻ có rối loạn nặng về phát triển, đặc biệt là các khiếm khuyết về quan niệm-nhận thức, cảm xúc-động cơ, và nhân cách-xã hội. Các chứng loạn tâm cũng chống chỉ định.
Kỹ thuật
Mô hình trị liệu tùy thuộc vào mức độ phát triển, mức độ nhận thức của trẻ và loại vấn đề được biểu hiện. Một số kỹ thuật được định hướng vào việc hạn chế hành động (như kỹ thuật tự hướng dẫn đối với những người trẻ tuổi bốc đồng, hiếu động). Các kỹ thuật này không thích hợp với những người bị trầm uất và bị các rối nhiễu nội tâm sâu sắc hơn. Vì sự đo lường trực tiếp khả năng nhận thức là rất khó khăn, nên các hành vi đích (target behavior) thường nhắm vào sự thay đổi các điểm số có thể đo đạt được bằng các công cụ trắc nghiệm tâm lý. Quá trình phải được đánh giá qua trao đổi riêng tư, qua các công việc làm bộc lộ sự nhận thức và cung cách đáp ứng, hoặc qua việc đương sự tự báo cáo.
Trong trị liệu tâm bệnh lý trẻ em, không có liệu pháp nào được áp dụng một cách đơn độc. Việc kết hợp các liệu pháp hành vi như làm mẫu, củng cố tích cực, huấn luyện phụ huynh, cùng với các biện pháp tiếp cận nhận thức có thể phát huy lợi ích của việc trị liệu khi làm việc với những trẻ có rối nhiễu về hành vi. Các phương thức tự hướng dẫn bằng lời là một phần của chiến lược trị liệu. Nó giúp tăng cường khả năng tự chủ và cải thiện kỹ năng suy nghĩ cho phép đứa trẻ phát huy khả năng giải quyết vấn đề. Nó cũng giúp định hướng giải quyết vấn đề: nhận biết và phát hiện vấn đề, đưa ra các giải pháp, lựa chọn và thực thi giải pháp thích hợp nhất. Các kỹ thuật đặc hiệu là tự hướng dẫn bằng lời, làm mẫu theo nhà trị liệu, huấn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề nói chung và huấn luyện các khả năng đặc hiệu.
Huấn luyện kỹ năng tự quản cũng là một phần khác của liệu pháp hành vi-nhận thức, việc này rất phù hợp với những trẻ chậm khôn. Tự theo dõi các hành vi của bản thân và tự lập ra các mục tiêu cho sự thay đổi hành vi là phần đầu của việc huấn luyện kỹ năng tự quản. Phần thứ hai là huấn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề, giúp trẻ tạo nên một số các đáp ứng hiệu quả với vấn đề và phát triển các phương thức tự giác để củng cố các đáp ứng đó. Phần thứ ba là huấn luyện nhận thức, dạy cho đứa trẻ nhận biết những quá trình suy nghĩ của chính nó, đối với trẻ chậm khôn: vừa tạo điều kiện phát triển nhận thức, vừa bù trừ những khiếm khuyết hiện có. Huấn luyện hành vi phù hợp là phần sau cùng, giúp trẻ chậm khôn kết hợp việc kiểm soát những hành vi phi ngôn ngữ thông qua hành vi dùng lời nói. Cách tiếp cận này cũng được áp dụng với trẻ tự bế. Việc giải quyết vấn đề được khoác cho một ý nghĩa và việc xem xét đánh giá các khía cạnh của vấn đề là điều bắt buộc trong quá trình trị liệu. Các phương thức thường qui được áp dụng bao gồm: tự hướng dẫn (self-instruction), tự theo dõi (self-monitoring), tự lượng giá (self-evaluation), tự định ra các tiêu chí để thực hiện (self-determining criteria for performance), tự củng cố (self-reinforcement), tự trừng phạt (self-punishment), thư giãn (relaxation) và giải trí tiêu khiển (distraction).
Trong trị liệu cho cá nhân đứa trẻ, trọng tâm của trị liệu tùy thuộc vào những kỹ năng của bản thân trẻ. Khi trẻ có được những kỹ năng cần thiết, trọng tâm sẽ là việc trẻ tự quản lý. Nếu trẻ chưa có những kỹ năng ấy, cần phải huấn luyện trước rồi tự quản sau, hoặc vừa huấn luyện kỹ năng vừa tập cho trẻ tự quản.
Trẻ cần được huấn luyện kỹ năng “phối cảnh” trong giao tiếp, tức là phải tham gia “sắm” các vai khác nhau. Ellis và Bernard đưa ra phương pháp huấn luyện khả năng chống stress cho trẻ bao gồm kết hợp huấn luyện khả năng tự quản và tập luyện thư giãn. Trong giai đoạn huấn luyện, đứa trẻ cần phải hiểu được những những phản ứng cảm xúc của chính mình, và phải thiết lập quan hệ giao tiếp bằng nói chuyện với nhà trị liệu cũng như tham gia tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạch định kế hoạch trị liệu. Có thể ghi diễn tiến trị liệu vào một nhật ký làm cơ sở cho việc theo dõi và đánh giá sau này. Trong giai đoạn hai, trẻ sẽ được ôn tập, lĩnh hội kỹ năng và thực tập các kỹ năng đặc hiệu như kỹ năng tự hướng dẫn để làm giảm stress.
Hầu hết các nhà trị liệu sử dụng các kỹ thuật trị liệu lý lẽ - cảm xúc (rational emotive therapy: RET): nhấn mạnh vào kỳ vọng của đứa trẻ đối với việc trị liệu và phát triển sự hỗ trợ cho trẻ bằng cách giải thích nhà trị liệu là ai và trẻ sẽ được giúp đỡ như thế nào. Mối quan hệ trị liệu được phát triển thông qua việc giao tiếp trực tiếp, nhắm vào những mục đích của trẻ, và tạo điều kiện củng cố những hành vi mong muốn ở đứa trẻ. Điều này làm chuyển đổi trách nhiệm của trẻ khi đứng trước vấn đề một cách có tính xây dựng hơn.
Một phương pháp tiếp cận khác là bằng sự tranh luận: những tin tưởng phi lý của trẻ sẽ được thử thách và được thay thế dần bởi những chọn lựa hợp lý hơn. Trong giai đoạn đầu của trị liệu, cần phải đánh giá tình cảm của đứa trẻ và chứng minh sự góp phần của nó vào những hậu quả tiêu cực đang xảy ra. Bước đầu tiên là tập trung vào cách thức thích nghi hiện tại của đứa trẻ. Trước khi xác định và tranh luận về những tin tưởng phi lý, nhà trị liệu và trẻ cần phải xác định rõ những mục đích của trị liệu. Vốn cảm xúc của đứa trẻ phải được mở rộng để cho mục đích trị liệu có thể được thiết lập bên trong phạm vi tham chiếu của trẻ. Điều này được thực hiện thông qua việc làm mẫu, tưởng tượng, các chuyện kể, chuyện ngụ ngôn vv… Qua trị liệu lý lẽ-cảm xúc, ngôn ngữ của trẻ được sử dụng và được mở rộng. Các khái niệm như sự công bằng sẽ được phân tích bằng những cách thức đã nêu. Điều cần thiết là phải phân biệt giữa sự phạm lỗi và sự “quá quắt”. Điều trị phần lớn phải dựa vào việc áp dụng sự tự bày tỏ lý lẽ (rational self-statement) đối với những tình huống sống mới, củng cố và khuyến khích sự tự củng cố bằng cách tự nói chuyện, trong đời sống thực tế và trong các buổi trị liệu. Ở trẻ dưới 7 tuổi, không nên phân tích và bàn luận về những khái niệm phi lý; thay vào đó là sử dụng các chất liệu cụ thể hơn như chuyện kể, tranh ảnh. Trẻ được tập luyện cách tự nói chuyện theo lý lẽ (rational self-talk) trong tình huống gây stress và cần phải suy nghĩ những gì. Các tình huống, vấn đề được khái quát hóa, và đứa trẻ được yêu cầu phải biết cách tự hướng dẫn. Trẻ lớn được huấn luyện những khái niệm tương tự, nhưng với những nội dung phức tạp hơn (những tình huống xảy ra trong gia đình, nhà trường và cộng đồng).
Lợi ích của liệu pháp nhận thức trong trị liệu trầm cảm và lo âu đã được xác định rõ ràng. Nhiều thể lâm sàng của rối loạn trầm cảm và lo âu đã được giải quyết và tạo được nhiều quan tâm trong thực hành.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại https://www.maihuong.gov.vn/vi/doi-ngu-chuyen-mon.htm - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác