ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Nguyên nhân trầm cảm sau sinh
Có vài yếu tố kết hợp làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm sau sinh như: sinh con ở tuổi thành niên (dưới 20 tuổi), bà mẹ đơn thân hoặc sinh con ngoài ý muốn, mẹ hút thuốc lá hoặc có sử dụng thuốc gây nghiện trong thai kỳ. Trầm cảm sau sinh còn thường xuất hiện trên những phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn về tài chính, thất nghiệp, không hài lòng với công việc, cô độc, không được giúp đỡ, có mối quan hệ không tốt với cha đứa trẻ hoặc người thân, hoặc gặp phải biến cố tâm lý lớn trong thời gian mang thai (như mất người thân). Người ta thấy có hai giả thiết về nguyên nhân chính dẫn đến chứng trầm cảm sau sinh, đó là những biến đổi về mặt sinh lý và tâm lý.
Thay đổi về sinh lý nội tiết.
Sau khi sinh, hiện tượng giảm đột ngột estrogen và progesteron góp phần gây nên giảm lượng chất hóa học trung gian tại não. Hormon tuyến giáp giảm nhanh, gây ra cảm giác mệt mỏi và trầm cảm.
Liên tục thiếu ngủ có thể dẫn đến sự khó chịu về thể chất và kiệt sức, có thể góp phần vào các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh.
Thay đổi về thể tích máu, huyết áp, hệ miễn dịch và chuyển hóa cũng dẫn đến tình trạng mệt mỏi và dễ thay đổi cảm xúc.
Trầm cảm dễ xuất hiện hơn ở người con so, tuy nhiên vẫn có thể xảy ra ở con rạ.
Nhóm nguyên nhân tâm lý.
Nhóm này trong y học thường chỉ được coi là yếu tố thúc đẩy trầm cảm sau sinh bao gồm những sự kiện gây căng thẳng trong thời gian trước sinh: bệnh tật, hiếm muộn, vấn đề tài chính; thất nghiệp; thiếu sự giúp đỡ, đồng cảm chia sẻ của người thân, đặc biệt là người chồng; mâu thuẫn vợ chồng, mâu thuẫn với mẹ chồng; thai kỳ không mong muốn; biến chứng thai kỳ (thai lưu, sẩy thai). Những yếu tố tâm lý khác như có thai ngoài ý muốn, đẻ non, mất tự do, lo lắng về ngoại hình và thiếu sự giúp đỡ cũng có thể góp phần gây trầm cảm.
Khó khăn trong chăm sóc bé. Nhiều bà mẹ cảm thấy căng thẳng, mất ngủ, lo lắng về khả năng chăm sóc bé. Từ đó cảm thấy mất hứng thú sống và mất kiểm soát cuộc sống bản thân.
Ngoài ra có thể do yếu tố di truyền: Trong gia đình có người bị trầm cảm thì nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, nếu mẹ đã từng bị trầm cảm sau sinh từ lần sinh con trước, thì có đến 50% nguy cơ lặp lại ở kì sinh nở lần tiếp theo. Mẹ có tiền sử trầm cảm ngoài thai kỳ thì nguy cơ trầm cảm sau sinh là 25%.
Sau khi sinh, người phụ nữ cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề về cơ thể lẫn tâm lý. Nguyên nhân cũng có thể do sự thay đổi trong lối sống vì phải chăm sóc cho em bé. Có vẻ như sự cô lập là một phần nguyên nhân bệnh trầm cảm sau sinh. Sự mệt mỏi và thiếu ngủ cũng có thể là một nguyên nhân. Một số có thể cảm thấy bực tức khi không chu toàn được những việc họ đã làm rất tốt trước lúc sinh con, khi chưa bị những cơn buồn nản và còn được ngủ thẳng giấc. Bên cạnh đó, những quan niệm sai lầm về nghĩa vụ làm mẹ cũng là một yếu tố có thể khiến một phụ nữ cảm thấy mình kém cỏi và chán nản. Chẳng hạn những ý tưởng cho rằng khi có con, phụ nữ sẽ tự nhiên biết cách làm mẹ, giữa hai mẹ con sẽ lập tức có sự gắn bó, đứa bé sẽ rất dễ thương, ngoan ngoãn và không bao giờ quấy, và người mẹ thì phải hoàn hảo. Thực tế không hề như vậy. Những kỹ năng làm mẹ phải học mới biết, tình mẹ con thường cần phải có thời gian, có bé dễ nuôi có bé khó nuôi, và không người mẹ nào là hoàn hảo hay là siêu nhân cả.
Tóm lại, những yếu tố nguy cơ tiềm năng là sự thay đổi về nội tiết tố, do di truyền, những sự kiện lớn trong đời… có thể đóng một vai trò gây nên bệnh trầm cảm này. Dường như cả yếu tố thể chất và tâm lý cùng góp phần gây ra tình trạng trầm cảm sau sinh. Tuy vậy, tất cả cũng đều dừng lại ở mức giả thuyết và hiện nay chưa ai chứng minh được nguyên nhân chính xác của trầm cảm sau sinh là gì.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác