ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Rối loạn lo âu là bệnh gì?
Rối loạn lo âu là một trong những dạng rối loạn tâm lý rất thường gặp. Người bệnh có cảm giác lo lắng quá mức đối với một tình huống hoặc sự việc, thậm chí có thể lo lắng rất vô lý. Nếu tình trạng này kéo dài và lặp lại nhiều lần có thể ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến cuộc sống của người bệnh.
Lo lắng là một phản ứng bình thường đối với stress và có thể có lợi trong một số tình huống nhất định. Lo lắng có thể giúp cảnh báo chúng ta về những nguy hiểm để chuẩn bị đối phó. Lo âu bệnh lý khác với lo âu bình thường. Lo âu bệnh lý là một tâm trạng sợ hãi hoặc lo lắng quá mức.
Có nhiều loại rối loạn lo âu, bao gồm rối loạn lo âu lan toả, rối loạn hoảng sợ, ám ảnh sợ hãi cụ thể, chứng sợ hãi, rối loạn lo âu xã hội và rối loạn lo âu phân ly...
Các triệu chứng rối loạn lo âu có thể đột ngột hoặc từ từ và kéo dài cho đến khi người bệnh nhận ra các triệu chứng.
Biểu hiện chung bao gồm:
• Căng thẳng, lo lắng quá mức: Đây là triệu chứng điển hình của chứng rối loạn lo âu, ảnh hưởng đến cảm xúc của chính người bệnh và những người xung quanh;
• Đứng ngồi không yên: Đây là dấu hiệu rõ ràng nhất khi người bệnh bị căng thẳng và lo âu quá mức. Bệnh nhân sẽ không giữ được bình tĩnh, nói nhiều, đi lại liên tục, não bộ không thể suy nghĩ được;
• Khả năng tập trung kém: Căng thẳng kéo dài sẽ gây mất khả năng tập trung. Trong trường hợp nặng, căng thẳng và lo lắng quá mức có thể gây suy giảm trí nhớ;
• Cảm thấy sợ hãi vô lý: Người bệnh sẽ thường xuyên có cảm giác sợ hãi nhưng không rõ nguyên nhân gây sợ là gì, sợ hãi lâu ngày có thể trở thành một vấn đề tâm lý cực kỳ nghiêm trọng như ám ảnh. Thông thường, người bệnh không phát hiện triệu chứng này đến khi đối mặt với tình huống cụ thể và không có khả năng khắc phục được nỗi sợ hãi;
Các triệu chứng cụ thể bao gồm:
• Tim đập nhanh, mạnh, hít thở không sâu, thở gấp, run tay, run chân, ra mồ hôi nhiều, tê buốt tay, chân, đi tiểu nhiều lần;
• Cảm thấy mệt mỏi, uể oải, đau mỏi toàn thân.
• Hoảng sợ hoặc lo âu thái quá, không bao giờ cảm thấy an toàn hoặc chắc chắn;
• Khó thở, khó ngủ, khó tập trung và bồn chồn, khó đứng yên hoặc ngồi yên một chỗ;
• Lạnh và hay đổ mồ hôi tay. Có cảm giác ngứa ran hoặc tê cứng tay và chân;
• Khô miệng, cảm thấy buồn nôn;
• Tim đập nhanh, chóng mặt, căng thẳng cơ bắp;
• Lặp lại nhiều lần các hành vi như kiểm tra khóa cửa, rửa tay,... và bị ám ảnh thường xuyên về một vấn đề nào đó;
• Khó giữ bình tĩnh để vượt qua được cảm giác lo lắng, căng thẳng (rất dễ cáu kỉnh, bực bội).
Nguyên nhân của rối loạn lo âu
Nguyên nhân rối loạn lo âu hiện chưa được biết rõ, nhưng có thể là sự kết hợp nhiều yếu tố bao gồm di truyền, môi trường, tâm lý và sự phát triển. Rối loạn lo âu có thể di truyền trong gia đình, cho thấy rằng sự kết hợp của gen và áp lực môi trường có thể tạo ra rối loạn này.
Phương pháp điều trị rối loạn lo âu
Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau cho chứng rối loạn lo âu, 2 phương pháp điều trị phổ biến nhất là:
• Tâm lý trị liệu
• Sử dụng thuốc điều trị
Kết quả tốt nhất khi kết hợp cả hai biện pháp. Người bệnh cần thay đổi lối sống như giảm uống rượu, thay đổi chế độ ăn uống, tập thể dục và thiền.
BS Thu chuyên gia tư vấn sức khỏe tâm thần 0988079038
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo 0988 079 038.
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác