ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Trầm cảm ẩn là gì?
Theo các nhà tâm lý học, y học, trạng thái trên thường do bị sức ép tâm lý quá lớn. Xã hội càng phát triển, cạnh tranh nghề nghiệp càng quyết liệt cùng nhịp sống càng gấp. Con người, đặc biệt ở tuổi thanh niên và trung niên, hằng ngày phải đương đầu với nhiều thách thức mới nên đầu óc luôn luôn căng thẳng. Ai vững vàng, chịu đựng giỏi, kịp thời điều chỉnh và hóa giải, sẽ giảm thiểu những tích lũy căng mệt gây thành bệnh. Còn ngược lại, để căng thẳng kéo dài, não phải làm việc quá mức mà tế bào lại không được cung cấp kịp đủ oxy và các chất dinh dưỡng khác, sẽ dẫn đến quá sức, thuộc vào nhóm trạng thái trên. Căng thẳng kéo dài dẫn hơn một kích thích kéo dài của vùng dưới đồi - tuyến yên - trục thượng thận (HPA) kéo theo tiết quá nhiều glucocorticoid vào máu. Tóm lại căng thẳng là 1 yếu tố nguy cơ gây trầm cảm. Trầm cảm có cơ chế bệnh sinh rất phức tạp, làm cho người bệnh có nhiều thay đổi về tâm thần, cơ thể, thần kinh và nội tiết..
Trong phân tâm học, suy thoái tâm thần là một hình thức bảo vệ sự xâm hại từ thực tế. Vì con người và bản ngã luôn luôn cho rằng mình vĩ đại, ảo tưởng tốt đẹp, viễn cảnh tươi sáng… tuy nhiên thực tế lại không như vậy dẫn tới sự hẫng hụt, sự thất vọng, bất lực từ đó hình thành trầm cảm.
Nhà xã hội học y tế Johannes Siegrist, trên cơ sở nghiên cứu thực nghiệm rộng rãi mô hình mất cân bằng nỗ lực-phần thưởng đề xuất lý thuyết “có đi có lại” để giải thích những bất công dẫn tới trầm cảm. Những nỗ lực trong công việc không được đãi ngộ tương xứng, những tình yêu một chiều, nhưng bất công về tính dân chủ, quyền lựa chọn… đều có thể là nguyên nhân.
Để có thể chẩn đoán, Sau khi đã hiểu về tình trạng trầm cảm, chúng ta phải tìm cách xếp nó vào “những loại bệnh” mà ở đó thường có trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm ẩn. Thuật ngữ trầm cảm ẩn được Lange đưa ra từ 1928. Đây là một bệnh trầm cảm ở đó các dấu hiệu đặc biệt đều lui ở hàng thứ hai, bị che đậy bởi những triệu chứng hàng đầu khác thường là về cơ thể (thể chất). Trầm cảm ẩn còn được gọi là: trầm cảm cơ thể, trầm cảm cơ thể hoá, trầm cảm không trầm cảm, tương đương trầm cảm vv..
Nói đến trầm cảm, tức là nói đến một loại bệnh lý về rối loạn cảm xúc, biểu hiện đặc trưng khí sắc trầm buồn, mất quan tâm thích thú, giảm sinh lực dẫn đến mệt mỏi và giảm hoạt động kéo dài trong khoảng thời gian ít nhất là 2 tuần. Trầm cảm điển hình phản ánh sự ức chế các mặt của tâm lý: cảm xúc, tư duy, hoạt động, chú ý, trí nhớ, trí tuệ...; Có 2 loại trầm cảm thường gặp: trầm cảm thực thể (là trầm cảm phát sinh sau một bệnh lý cơ thể mãn tính; rối loạn trầm cảm xuất hiện và tiến triển liên quan chặt chẽ đến hội chứng đau và suy nhược); trầm cảm cơ thể (còn gọi là trầm cảm ẩn, hoặc trầm cảm che đậy. Là rối loạn không điển hình, cố định và kéo dài: nhức đầu, đau xung quanh mặt (đau lưỡi, đau răng), đau lưng, trầm cảm nằm bên dưới dưới diện mạo của những rối loạn cơ thể, thần kinh thực vật nội tạng đa dạng nổi trội chiếm ưu thế).
Đây là một trạng thái bệnh lý trong đó những rối loạn cảm xúc được che lấp chỉ biểu hiện ra ngoài bằng những lời than vãn của bệnh nhân về các bệnh lý cơ thể của mình kéo dài. Bệnh gặp ở mọi lứa tuổi. Nữ nhiều hơn nam. Có đến 90% số bệnh nhân trầm cảm che đậy đến khám ở các trung tâm đa khoa trước khi đến khám ở chuyên khoa tâm thần, trong đó nhiều trường hợp không được phát hiện bệnh kịp thời khiến người bệnh thường xuyên đi khám bệnh ở nhiều nơi, đến bác sĩ chuyên khoa này điều trị chưa bớt lại tìm đến bác sĩ chuyên khoa khác mà vẫn không phát hiện ra tổn thương tương xứng với các biểu hiện bệnh. Do đó, họ rất dễ bị tự ám thị, rồi sinh ra lo âu, làm cho bệnh ngày càng nặng thêm.
Trong trầm cảm ẩn, các triệu chứng rối loạn cảm xúc không, hoặc ít biểu hiện ra ngoài mà các triệu chứng nổi lên là một phức bộ những triệu chứng phức tạp như các triệu chứng suy nhược, loạn cảm giác bản thể, rối loạn thực vật nội tạng… Các triệu chứng thường được ghi nhận nhiều nhất là ở hệ thần kinh và hệ tiêu hoá. Trong đó, thường gặp là các triệu chứng sau: cảm giác đau nhức mơ hồ; Nhức đầu, căng đầu; Đau lưng, đau kiểu đau thần kinh; Rối loạn đường tiêu hoá (cảm giác đau và khó chịu ở các vùng bụng khác nhau, táo bón…); Rối loạn về tim mạch (đau hay cảm giác khó chịu ở vùng trước tim); Rối loạn về hô hấp (khó thở, đôi khi thở gấp). Ngoài ra, nhiều triệu chứng khác cũng có thể gặp như: rối loạn giấc ngủ (mất ngủ hoặc ngủ nhiều); Lo âu, hoảng sợ; Ám ảnh cưỡng bức; Chán ăn hoặc ăn nhiều; Lạm dụng rượu, ma tuý…
Biểu hiện của trầm cảm ẩn (masked depression) là các triệu chứng cơ thể che lấp các triệu chứng rối loạn trầm cảm. Triệu chứng chính là đau, thường gặp ở ống tiêu hóa, vùng trước tim, đau các hệ thống xương cơ khớp, hệ thống tiết niệu-sinh dục. Đau không biệt định cho các cơ quan nào và không đáp ứng với các điều trị biệt định cho các bệnh cơ thể, theo đó người bệnh không thừa nhận vấn đề trầm cảm của mình. Ban đầu thường khám ở các bác sĩ đa khoa với biểu hiện của các triệu chứng cơ thể. Họ được tiến hành đầy đủ các xét nghiệm thậm chí rất tốn kém để tìm ra bệnh lý cơ thể. Họ có thể được áp dụng một số kế hoạch điều trị cho bệnh cơ thể, nhưng không hiệu quả. Từ đó gây tốn kém về thời gian và tiền bạc mà bệnh nhân phải gánh chịu.
Tuy trầm cảm là một bệnh rất phổ biến, nhưng chỉ có khoảng 50 phần trăm số bệnh nhân được nhận biết và điều trị. Tổ chức Y tế thế giới dự báo, đến năm 2020, Rối loạn trầm cảm sẽ đứng thứ hai về gánh nặng bệnh lý của nhân loại sau bệnh tim mạch. Tỷ lệ Rối loạn trầm cảm ngày càng gia tăng cùng với nhịp sống bận rộn của nền kinh tế thị trường. Hội nghị toàn quốc Ngành Tâm thần vào ngày 9 tháng 3 năm 2015 vừa qua tại thành phố Vũng Tàu đã kiến nghị, đưa 60% số phường xã vào diện trọng điểm quản lý Rối loạn trầm cảm tại cộng đồng trong giai đoạn 5 năm từ 2016 đến 2020, một lần nữa, đã cảnh báo về những tác hại không nhỏ của trầm cảm đối với sức khỏe con người và sự phát triển kinh tế xã hội nước ta.
Thường sau khi điều trị 6-8 tuần thì bệnh đã ổn định tốt, chúng ta giảm liều và cần phải duy trì để tránh tái phát trong thời gian ít nhất là 6-9 tháng. Sau đó thì có thể ngừng thuốc và tiếp tục theo dõi 6-12 tháng sau khi ngừng thuốc.
Hiện nay chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu. Vì vậy để bệnh không có yếu tố thuận lợi phát triển, chúng ta cần xây dựng cho mình lối sống lành mạnh, nhằm tránh đi những sang chấn tâm thần căng thẳng gây stress nguy hại.
Khi có những triệu chứng trên, người bệnh nên đến các bệnh viện tâm thần hoặc các cơ sở điều trị có chuyên khoa tâm thần để được chẩn đoán bệnh kịp thời. Điều trị kết hợp hài hòa giữa hóa trị liệu, liệu pháp tâm lí và nâng đỡ cộng đồng.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác