ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Trầm cảm có phòng tránh được không?
Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, làm suy giảm đáng kể khả năng làm việc, học tập hoặc khả năng đương đầu với cuộc sống hàng ngày. Trường hợp nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể được hỗ trợ chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần được hỗ trợ điều trị bằng thuốc kết hợp với biện pháp tâm lý.
Bên cạnh nâng cao nhận thức về bệnh lý trầm cảm để chủ động thăm khám và điều trị kịp thời, việc chủ động phòng ngừa bệnh là hết sức cần thiết.
Phòng bệnh có 2 loại: Phòng mắc bệnh và phòng tái phát.
Như mọi người đều biết, môi trường cũng đóng vai trò quan trọng trong nguy cơ gây trầm cảm, thế nên việc xây dựng một lối sống phù hợp có thể giúp gia tăng “sức đề kháng” của tinh thần.
Chế độ sinh hoạt ngừa trầm cảm
Chế độ ăn uống hợp lý ngừa trầm cảm: Người bệnh chế độ ăn uống hợp lý, tập trung vào các thực phẩm giàu Omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Với trường hợp bị trầm cảm do nguyên nhân nội sinh, nên cho bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm có khả năng tăng tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng.
Điều chỉnh thói quen sinh hoạt khoa học
Hạn chế sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích
Tập thể dục đều đặn
Tránh thức đêm, không lệ thuộc quá nhiều thiết bị điện tử, mạng internet và các ứng dụng mạng xã hội
Phát triển các mối quan hệ xã hội lành mạnh
Khi có các triệu chứng nghi ngờ trầm cảm, người bệnh không nên xem nhẹ hay bỏ mặc mà cần được khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ đánh giá mức độ trầm cảm cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Phòng tránh tái phát
• Phát hiện sớm các dấu hiệu cảnh báo như ăn không ngon miệng, bỏ ăn, giảm chất lượng giấc ngủ, cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, giảm sự tập trung khi làm việc,… Ngay khi phát hiện các dấu hiệu này, cần thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn hướng xử trí.
• Gia đình cần phải giám sát chặt mức độ tuân thủ điều trị của bệnh nhân. Một số người bệnh có thể giả vờ khỏi bệnh để thực hiện hành vi tự sát.
• Chia sẻ, động viên người bệnh, khuyến khích người bệnh hoạt bát, năng động và tích cực tham gia các hoạt động xã hội.
• Tránh các xung đột xung quanh người bệnh.
• Chế độ ăn uống hợp lý, tập trung vào các thực phẩm giàu Omega 3, khoáng chất, vitamin và chất chống oxy hóa. Với trường hợp bị trầm cảm do nguyên nhân nội sinh, nên cho bệnh nhân sử dụng các loại thực phẩm có khả năng tăng tuần hoàn máu và cải thiện tâm trạng.
• Kiểm soát người bệnh về việc sử dụng thuốc lá, rượu bia và chất kích thích.
Thuốc điều trị củng cố, chống tái phát
Điều trị củng cố nhằm chống tái phát trầm cảm, phục hồi chức năng cho bệnh nhân. Cần tránh 2 xu hướng sau:
- Điều trị củng cố quá ngắn làm bệnh trầm cảm sẽ dễ dàng tái phát. Ngày nay, hầu hết các tác giả đều thống nhất rằng thời gian điều trị củng cố cần kéo dài ít nhất 1 năm.
- Liều thuốc quá thấp sẽ không có tác dụng ngăn chặn tái phát của cơn trầm cảm. Liều củng cố phải tương đương 75 mg amitriptylin/ngày trở lên (50 mg sertralin, 20 mg paroxetin, 75 mg venlafaxin...).
Thời gian dùng thuốc điều trị củng cố
+ Bị bệnh đợt đầu tiên, cần điều trị củng cố tối thiểu 1 năm.
+ Bị bệnh đợt thứ 2, cần điều trị củng cố tối thiểu 2 năm.
+ Bị bệnh lần thứ 3, cần điều trị củng cố tối thiểu 3 năm.
+ Bị bệnh lần thứ 4, cần điều trị củng cố tối thiểu 4 năm.
+ Bị bệnh lần thứ 5 trở lên, cần điều trị củng cố suốt đời.
Lưu ý:
- Bệnh nhân là học sinh, sinh viên thì cần điều trị củng cố cho đến khi ra trường. (ví dụ học viên năm thứ nhất đại học bách khoa bị trầm cảm thì phải uống thuốc điều trị củng cố không phải là 1 năm mà là 5 năm, nghĩa là đến khi ra trường).
- Bệnh nhân trầm cảm trên 45 tuổi (dù đang bị bất cứ cơn thứ mấy) cũng phải điều trị củng cố suốt đời.
Bệnh nhân trầm cảm mạn tính cần điều trị củng cố suốt đời bằng thuốc chống trầm cảm và thuốc chỉnh khí sắc.
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác