ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Trị liệu tâm lý cho trẻ mắc rối loạn tăng động
Có nhiều phương pháp cải thiện hành vi tăng động giảm chú ý ở trẻ. Bao gồm:
Liệu pháp hành vi
• Phân luồng năng lượng: Tìm cách giải tỏa năng lượng và xoa dịu tâm trí của trẻ. Trẻ em vốn hiếu động thích vui chơi ngoài trời nhiều. Vì vậy, bố mẹ hãy cùng bé tham gia nhiều hơn các hoạt động ngoài trời như chạy bộ, cầu lông, đi xe đạp,… để giúp trẻ sử dụng hết năng lượng dư thừa và bình tâm.
• Giảm thiếu phiền nhiễu: Các nhiệm vụ như bài tập về nhà đòi hỏi sự tập trung nên cần được thực hiện trong phòng hoặc không gian ít bị phân tâm. Hãy để con di chuyển xung quanh nhưng đừng để chúng bị phân tâm, mất tập trung. Đặc biệt, đừng để con cảm thấy đang bị trừng phạt. Kiên nhẫn giải thích cho con hiểu tầm quan trọng của việc tập trung vào nhiệm vụ trước mắt.
• Chia nhỏ nhiệm vụ: Trẻ tăng động giảm chú ý có khoảng thời gian tập trung rất ngắn. Vì vậy, với những nhiệm vụ lớn, đòi hỏi mất nhiều thời gian để hoàn thành, bố mẹ hãy cố gắng chia nhỏ từng bước. Đồng thời hướng dẫn chúng thực hiện dễ dàng. Sau khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ, đừng quên dành những lời động viên, khen ngợi để chúng thấy rằng “mình thật cừ, và có thể làm được nếu tập trung 100%”
• Xác định điểm mạnh, điểm yếu: Đôi khi trẻ thiếu tập trung chú ý vào nhiệm vụ trước mắt chỉ là do cảm thấy điều mình đang làm thật tẻ nhạt và không có sự hứng thú. Là bố mẹ, hãy hiểu hơn về trẻ, biết được điểm mạnh, điểm yếu và sở thích của con. Từ đó có cách giáo dục phù hợp hơn.
• Tránh mệt mỏi: Những đứa trẻ tăng động giảm chú ý đôi khi gặp khó khăn trong việc truyền đạt những gì chúng cảm thấy và cần. Do đó, với tư cách là cha mẹ, chúng ta có nhiệm vụ theo dõi những gì con đang làm. Cố gắng giúp con tìm ra những điều đó. Đảm bảo không để trẻ quá mệt, vì khi bị kiệt sức, sẽ khó kiểm soát hơn. Đặt ra một số quy tắc cơ bản như cố định thời gian chơi, thời gian ngủ trưa,… để tránh làm ảnh hưởng đến việc học
• Cho cơ hội thứ 2: Không sao nếu con bị điểm kém, không sao cả nếu con không thể đạt được nhiều điểm như mong đợi. Những đứa trẻ hiếu động rất khó tập trung. Công việc của cha mẹ là hiểu và giúp con hoạt động tốt hơn. Tuyệt đối không được la mắng hay có những lời nói tiêu cực tới trẻ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tâm lý của chúng.
Chế độ ăn uống, dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng cũng là một phần trong phác đồ điều trị tăng động giảm chú ý ở trẻ nhỏ. Dưới đây là những thực phẩm nên và không nên bổ sung trong khẩu phần ăn của trẻ:
• Carbohydrate phức tạp: Cung cấp năng lượng cho cơ thể và não bộ. Thực phẩm thuộc nhóm chất này có thể kể đến như khoai lang, khoai tây, gạo lứt, đậu xanh, đậu đen, bí đỏ, yến mạch,…
• Acid béo Omega 3: “Vitamin” của bộ não và mắt, góp phần quan trọng vào quá trình phát triển nhận thức, trí thông minh của trẻ nhỏ. Đồng thời, nó còn giúp cải thiện tinh thần, cho bé có giấc ngủ ngon để có năng lượng tốt dành cho việc học tập. Thực phẩm giàu acid béo Omega 3 điển hình là các loại béo. Ngoài ra, mẹ có thể bổ sung cho bé thêm nguồn Omega 3 thực vật từ hạnh nhân, quá óc chó, hạt lanh,…
• Phospholipid: Hoạt chất này có trong màng tế bào não, Phospholipid giữ vai trò “truyền tin” tới các tế bào, giúp hệ thần kinh hoạt động hiệu quả hơn. Đậu phộng, lòng đỏ trứng, dầu thực vật, sữa,… là những thực phẩm rất giàu Phospholipid
• Vitamin và khoáng chất: Đây là những dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của trẻ nhỏ, bao gồm cả trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý. Những gợi ý về dinh dưỡng cho trẻ là thịt bò, thịt gà, đậu, rau bina, gan, trái cây khô, ngũ cốc nguyên hạt, trứng,…
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác