ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Vai trò người thân trong điều trị trầm cảm sau sinh
Chăm sóc người bệnh trầm cảm là một công việc 24 giờ. Người thiếu kiên nhẫn không thể hỗ trợ tốt cho người bệnh trầm cảm sau sinh. Công việc này có thể gây xáo trộn, mệt mỏi và bực bội. Nhưng là việc làm rất có giá trị: nói một lời tử tế, một bàn tay giúp đỡ, hoặc thậm chí chỉ cần mỉm cười với người bệnh, vì người bệnh rất dễ cảm thấy có lỗi vì đã là một gánh nặng cho gia đình. Trầm cảm sau sinh cần được ưu tiên điều trị như một người ốm cần được chăm sóc. Gia đình nên thể hiện sự quan tâm và tình yêu với người bệnh, luôn đón đợi sự hồi phục của người bệnh, nhiều hơn bất cứ điều gì.
Đừng quên rằng người mẹ này không được khỏe và đừng quấy rầy. Hãy cố gắng đối xử với người bệnh trầm cảm sau sinh như người mắc phải căn bệnh thể chất thông thường khác. Hãy cho người bệnh những thời gian nghỉ ngơi với không gian riêng biệt và yên tĩnh. Đôi khi, người bệnh cần được ở một mình. Không có tiếng ồn, không có phiền nhiễu, không phải gánh trách nhiệm gì nữa. Thông thường, những áp lực phải đóng vai trò một người mẹ kết hợp với các triệu chứng của trầm cảm sau sinh khiến người bệnh cảm thấy như nghẹt thở, muốn chạy trốn. Khi người bệnh không được khỏe thì phải được nghỉ ngơi nhiều hơn, còn khi khỏe thì hãy để người bệnh có thể làm bất cứ việc gì tùy thích.
Không chì trích.
Gia đình nên hiểu rằng bệnh đang ở giai đoạn tạm thời và sự giúp đỡ của họ có thể giúp cho người mẹ phục hồi nhanh chóng. Không mối quan hệ nào là hoàn hảo, nhưng lúc này nên tránh nói chuyện về những thiếu sót của người bệnh vì có thể làm cho người bệnh cực kỳ bực bội. Dù chỉ một dấu hiệu nhỏ chê trách có thể góp phần cho người bệnh rơi vào tình trạng suy sụp của tự ti và mặc cảm tội lỗi.
Biết lắng nghe.
Nghe. Ngay cả khi họ không có gì để nói. Người thân nên thấu hiểu rằng rất nhiều cảm xúc tiêu cực đã đầu độc tâm trí của người bệnh khiến người bệnh than phiền không ngớt hoặc không nói gì. Việc của người thân lúc này tốt nhất là lắng nghe, chứ không phải nói rằng người bệnh đã sai hoặc cố gắng uốn nắn chỉ đạo gì cả.
Quan tâm.
Thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có 1 thân đáng tin cậy ở bên cạnh.
Trầm cảm sau sinh là một căn bệnh ảnh hưởng đến cả gia đình. Cho dù người thân đang trải qua nỗi buồn bình thường sau sinh hay trầm cảm sau sinh thì khi được hỗ trợ, nâng đỡ sẽ hồi phục nhanh hơn. Có tới 80% phụ nữ sau sinh đã trải nghiệm nỗi buồn sau sinh baby blues, chỉ khoảng 10 -20% mắc trầm cảm sau sinh thực sự. Trầm cảm là một bệnh và rất cần được các bác sĩ điều trị như những bệnh khác. Hãy đưa bệnh nhân trầm cảm sau sinh đến điều trị tại các cơ sở y tế và quan tâm đến những biến đổi tâm lí trong quá trình điều trị.
Trầm cảm sau sinh cần phải đưa đến các cơ sở chuyên khoa tâm thần để có chỉ định dùng thuốc hợp lý.
Nguyên tắc điều trị trầm cảm sau sinh giống như các trường hợp trầm cảm khác: phối hợp thuốc chống trầm cảm và tâm lý trị liệu.
Điều trị tâm lý được ưu tiên bởi vì khi dùng thuốc người mẹ có thể phải ngưng cho con bú do thuốc xuất hiện trong sữa mẹ, tuy nhiên dùng thuốc vẫn là bắt buộc khi xét thấy lợi ích đem lại là cao hơn các yếu tố có hại. Bệnh này nguy hiểm chết người, bởi vậy không được xem nhẹ trầm cảm sau sinh, nghi ngờ thì phải khám sớm để được theo dõi chăm sóc kịp thời - luôn nhớ rằng: Chỉ thầy thuốc mới là người quyết định xem người bệnh có bắt buộc phải dùng thuốc hay là không./.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác