ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Vấn đề thành kiến với bệnh tâm thần
Theo một nghiên cứu của WHO, xấp xỉ 298 triệu người mắc trầm cảm trong năm 2010 (chiếm 4,3% dân số toàn cầu). Tỷ lệ mắc trầm cảm giữa các nước, các khu vực trên thế giới có sự khác nhau, từ 3% ở Nhật Bản cho đến 17% ở Mỹ.
Tại Việt Nam, hiện có khoảng 30% dân số có rối loạn tâm thần, trong đó tỷ lệ trầm cảm chiếm 25%. Trong năm 2016, Viện Sức khoẻ Tâm thần khám và điều trị ngoại trú 18.402 lượt bệnh nhân trầm cảm (chiếm 30%), điều trị nội trú 446 lượt bệnh nhân (chiếm 13,0%).
Trung bình mỗi ngày có 50 bệnh nhân đến khám và điều trị về trầm cảm. Mỗi năm, số người tự sát do trầm cảm ở nước ta từ 36.000-40.000 người.
Nghiên cứu mới nhất tại Viện Sức khoẻ Tâm thần năm 2016, ở những bệnh nhân từ 45 tuổi bị trầm cảm, có 36,5% bệnh nhân có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
Đa số tự sát do bệnh nhân cảm thấy mình vô dụng, tội lỗi, không xứng đáng sống. Phần lớn các trường hợp trầm cảm có khuynh hướng trở thành mạn tính và tái diễn cũng như phục hồi không hoàn toàn giữa các giai đoạn.
Các bệnh lí tâm thần đã và đang gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên mọi mặt của cuộc sống con người. Tuy rằng có rất nhiều liệu pháp và chương trình chữa trị hiệu quả, nhưng đa phần các bệnh nhân không được đáp ứng những phương án chữa trị mà người bệnh đáng được nhận. Trên thực tế, vào năm 2011, thống kê chỉ ra rằng chỉ có xấp xỉ 60% số người có bệnh lí tâm thần được chữa trị, các bệnh lí phổ biến gặp phải bao gồm trầm cảm, tâm thần phân liện, các loại rối loạn khác.
Trong rất nhiều tài liệu liên quan đến y học hiện nay, các chuyên gia đã đề cập đến vấn đề định kiến đã và đang khiến các bệnh lí về tâm thần trở nên khó chữa trị. Từ việc đa phần mọi người đang có những hiểu nhầm không đáng có về các bệnh nhân tâm thần, rằng những người có bệnh lí tâm thần gây nguy hiểm cho những người xung quanh dựa trên các hành vi khó đoán và thiếu tránh nhiệm. Chính điều này khiến đa phần chúng ta đang gián tiếp phân biệt đối xử với những người đáng ra nên được coi là bệnh nhân. Điều này cũng khiến cho các điều dưỡng viên đôi khi mất kiên nhẫn và làm cho tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Ngược lại, những người mắc bệnh lí tâm thần cũng phát triển một suy nghĩ tự kì thị bản thân, rằng mình không thể hồi phục, không xứng đáng với sự quan tâm của những người xung quanh. Điều này làm giảm đáng kể lí trí của người bệnh và thường thường nó dẫn đến việc người bệnh cố gắng giấu đi tình trạng bệnh lí của bản thân do xấu hổ với căn bệnh của mình.
Các vấn đề về thành kiến càng trở nên trầm trọng khi các vấn đề về sức khỏe tâm thần không được đầu tư một cách đúng mức. Chính vì thế, hiện tại vẫn còn khá ít các phương pháp hỗ trợ tâm thần và đang không đáp ứng đủ nhu cầu ngày càng tăng hiện tại do ngày càng có nhiều ca chấn thương tâm thần diễn ra và con người đang có ý thức cao hơn về sức khỏe tâm thần của bản thân. Các yếu tố có thể tác động đến quyết định chữa trị của bệnh nhân tâm thần còn có thể là về văn hóa, tín ngưỡng, xã hội, v.v.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là hiểu biết. Do các vấn đề về tâm thần còn khá mới và các nguồn tìm hiểu còn khá hạn chế, thế nên những người dù có thực sự quan tâm đến việc chữa trị thường mất phương hướng trong việc tìm lời giải cho vấn đề của bản thân.
Mặc dù đã có rất nhiều chiến dịch kêu gọi thay đổi các thành kiến và phân biệt, thế nhưng để thực sự tạo ra khác biệt, những người có trách nhiệm còn rất nhiều việc phải làm với một trong những vấn đề nhức nhối nhất trong cuộc sống hiện đại hiện nay, đó là làm thế nào để các bệnh nhân tâm thần được đối xử như những bệnh nhân.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác