ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Hội chứng cai rượu và cách xử lý
Với một người nghiện rượu khi ngưng uống có thể xảy ra hội chứng cai rượu và cần được xử lý đúng cách.
Hội chứng cai rượu và cách xử lý.
Trong cuộc sống hằng ngày, rượu bia là thứ không thể thiếu với nhiều người trong các buổi tiệc, bữa ăn tụ tập bạn bè, thậm chí trong bữa ăn gia đình. Một khi đã nghiện thì rất khó cai. Những người có ý định và bắt đầu bỏ rượu sẽ thường phải đối mặt với hội chứng cai rượu. Đây là một trở ngại lớn để người nghiện rượu có thể cai thành công. Vì thế, gia đình và người thân cần phải giúp đỡ họ. Những điều sau đây sẽ giúp ích cho việc đó.
1. Nghiện rượu là gì?
Nghiện rượu do chất Etanol trong rượu gây ra, khiến người uống bị phụ thuộc, không uống sẽ có các biểu hiện như khó chịu, nhạt miệng, tức tối, buồn bực. Uống nhiều rượu sẽ gây ra các hậu quả nghiêm trọng như ngộ độc rượu cấp hoặc mãn tính.
Những người người nghiện rượu mãn tính có sự dung nạp của hệ thống thần kinh trung ương với rượu. Ở giai đoạn đầu, mức chịu đựng nồng độ rượu trong máu có thể cao hơn bình thường thì uống được nhiều. Đến giai đoạn sau, khi đã có dấu hiệu tổn thương của gan, thận, thiếu dinh dưỡng… thì chỉ cần uống một lượng rượu nhỏ cũng xuất hiện các biểu hiện của say rượu. Nhưng nếu không uống thì lại xảy ra hội chứng cai rượu, hay thường gọi là nát rượu.
2. Hội chứng cai rượu.
Khi người nghiện rượu nặng đột ngột bỏ rượu sẽ gây một loạt các biến loạn trong cơ thể, các triệu chứng đó gọi là hội chứng cai rượu.
Sau khi giảm hoặc dừng uống rượu từ 12 - 24 giờ bệnh nhân sẽ cảm thấy mệt mỏi, vã mồ hôi, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, run tay, buồn nôn, nôn mửa, đau đầu mất ngủ, ác mộng, tăng huyết áp, hạ thân nhiệt, tê bì hai chi dưới, chuột rút, đau mỏi các cơ, bỏ ăn hoặc ăn uống kém.
Nhiều bệnh nhân có triệu chứng co giật cục bộ hoặc toàn thân, trong ngày có thể tới 4 - 5 cơn, nghiện rượu càng nặng càng lâu thì cơn co giật càng lớn và kéo dài. Sau đó vài ngày, bệnh nhân xuất hiện hoang tưởng, ảo giác, kích thích rung giật, nói lảm nhảm, sảng run, mất định hướng.
Các triệu chứng khác của hội chứng cai rượu:
- Tình trạng suy kiệt nặng
- Nhiễm khuẩn ở một số nơi như đường hô hấp, tiết niệu
- Các triệu chứng của xơ gan: vàng da, cổ chướng, tuần hoàn bàng hệ, lách to
- Các biểu hiện của tiền hôn mê gan, hoặc hôn mê gan thực sự khiến cho bệnh cảnh lâm sàng của hội chứng cai rượu thêm nặng nề và phức tạp.
3. Xử lý hội chứng cai rượu và người nghiện rượu:
Xã hội thường có ấn tượng không tốt với người nghiện rượu, cho nên phải kiên trì động viên, khích lệ nhưng cũng phải cương quyết làm cho họ tự nguyện cai rượu. Có thể giảm uống rượu từ từ hoặc hỗ trợ bằng các thuốc cai rượu chứ không bắt buộc phải bỏ ngay lập tức. Người nghiện rượu phải được biết là họ đang cai rượu với sự hỗ trợ của thuốc và hợp tác tự nguyện. Không nên ngấm ngầm áp dụng biện pháp cai rượu cho người khác sẽ khiến họ không thoải mái và phản tác dụng.
Khi có biểu hiện hội chứng cai rượu, tùy mức độ biểu hiện mà có những cách xử lý khác nhau:
- Ở mức độ nhẹ: Sau khi ngừng rượu sẽ thấy chóng mặt, run, mệt mỏi, vã mồ hôi, đánh trống ngực, buồn nôn, đau đầu mất ngủ, tê bì hai chi dưới, đau mỏi các cơ, bỏ ăn hoặc ăn uống kém. Động viên và giải thích cho bệnh nhân hiểu đây là biểu hiện của hội chứng cai rượu, cần phải từ từ cai tự giác hoặc hỗ trợ bằng thuốc cai rượu.
- Mức độ trung bình: Có triệu chứng chuột rút, vã mồ hôi nhiều, nôn và buồn nôn khan, đau đầu, ảo giác hoang tưởng… Cần bù nước chống rối loạn điện giải, bỏ rượu chủ động với số lượng ít dần, kết hợp sử dụng thuốc của bác sĩ chuyên khoa tâm thần, chống độc
- Mức độ nặng: Co giật, mê sảng, nói nhảm, sảng run hoặc kèm theo tình trạng suy kiệt thiếu dinh dưỡng nặng, nhiễm trùng hô hấp tiết niệu, bệnh xơ gan cổ chướng,… hoặc tiền mê hoặc hôn mê. Cần đưa bệnh nhân nhập viện điều trị tích cực bằng các thuốc chống co giật, cân bằng điện giải, và các bệnh kèm theo.
Sau khi ra viện về áp dụng ngay biện pháp cai rượu tự nguyện với sự hỗ trợ của thuốc và giám sát theo dõi của chuyên môn, nếu bệnh nhân uống rượu trở lại thì sẽ lặp lại hiện tượng cũ trong thời gian sớm nhất có thể.
Liên hệ với bác sĩ để được tư vấn điều trị nghiện rượu tốt nhất.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác