ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Làm sao để ngưng hối tiếc về việc đã qua (2)
Phương pháp 2: Trở thành người tiên phong
1. Học từ sai lầm bản thân. Hối tiếc giống như bất kỳ trạng thái cảm xúc khác; cũng có thời gian tồn tại nhất định. Hãy cởi mở với mặt hữu ích của sự nuối tiếc ấy để phần nào rút ngắn đi thời gian mà nó tồn tại.
• Nuối tiếc là làm thế nào ta học cách kiểm điểm lại hành động bản thân. Ta sẽ không thể trưởng thành và thay đổi tích cực nếu không bị thúc ép nhận biết được quyết định nào sẽ dẫn đến hậu quả xấu sau này. Chẳng hạn, những người bị nghiện thường vịn vào cảm giác hối hận của bản thân để tạo cho mình động lực để cai bỏ hoàn toàn.
•Điều chỉnh lại suy nghĩ của mình về tình huống hay quyết định đầy hối tiếc nào đó. Hãy xem những lỗi lầm ấy là cơ hội phát triển và thay đổi bản thân. Người trẻ thường đương đầu với cảm giác nuối tiếc tốt hơn, và sự thật chứng minh là bởi họ nhìn nhận nó theo chiều hướng tích cực. Với họ, sự hối tiếc là chìa khóa đi đến sự phát triển và thay đổi.
• Chấp nhận lời khiển trách. Người ta thường viện cớ cho những hành động của mình. Điều này dẫn đến việc đưa ra những quyết định tồi tệ hơn, và kết quả là càng hối tiếc nhiều hơn. Ví dụ, nói rằng bạn đi làm trễ vì thức khuya uống rượu tối qua. Có thể bạn viện cớ là mình phải trải qua một tuần căng thẳng hay chịu áp lực từ bạn bè và khi đã vui vẻ trở lại bạn lại tiếp tục đưa ra những cái cớ đó. Thay vào đó, bạn nghĩ, "thức khuya là quyết định tồi tệ nên mình đã phải gánh chịu hậu quả để lại", bạn sẽ tránh lặp lại trường hợp như thế trong tương lai. Bạn cho rằng mình có khả năng kiểm soát tình huống hơn là hướng sự kiểm soát đó đến những tác động bên ngoài.
2. Cho phép mình buồn và thất vọng. Thỉnh thoảng, khi tình huống đặc biệt bất lợi, thì chúng ta cũng cần biết buồn. Cho phép bản thân cảm thấy thất vọng trong khoảng thời gian thích hợp để vực dậy tinh thần mình sau đó.
• Nỗi buồn cũng như sự nuối tiếc; là một dạng cảm xúc tiêu cực song nó cũng rất hữu ích với chúng ta. Những cảm giác buồn bã sẽ làm trí óc tập trung cao độ, cho phép bạn đánh giá đúng mọi vấn đề và tìm ra cách giải quyết với những khó khăn trong cuộc sống.
• Việc phản ứng lại với những tình huống xấu bằng nỗi buồn là điều bình thường. Né tránh những cảm xúc ấy chỉ kéo dài cảm giác hối tiếc và thất vọng của bạn thôi. Sau thất bại nặng nề, hãy dành một tuần để đau buồn cho sự mất mát ấy và trải qua nỗi thất vọng của bản thân.
3. Xem xét các mối quan hệ. Thường những giây phút nuối tiếc nhất của ta đến từ những mối quan hệ không tốt với bạn bè, người thân và những người quan trọng khác trong cuộc đời bạn.
• Nếu đang phải trải qua khoảng thời gian khó khăn, điều này sẽ dẫn đến nỗi buồn và cảm giác nuối tiếc của bạn, liệu bạn bè có cùng bạn vượt qua hay không? Ai sẽ an ủi và giúp đỡ bạn và ai sẽ trở nên mờ nhạt trong tim bạn?
• Hãy xác nhận họ, những ai không ủng hộ bạn về mặt tinh thần và những ai, trước đây, đã kéo bạn vào tình thế khó xử. Cứ tiếp tục nuôi dưỡng các mối quan hệ cá nhân không mấy tốt đẹp ấy càng lâu thì rốt cuộc bạn sẽ chỉ cảm thấy hối hận. Hãy cắt đứt quan hệ với những người không đứng về phía bạn và lại gần hơn với những ai làm điều đó vì bạn.
4. Quyết định nên hành động thế nào. Như đã nói, xem nuối tiếc là cơ hội trưởng thành, nghĩa là bạn sẽ bớt nhìn lại những lỗi lầm đã qua. Tuy nhiên, bạn cần phải chuẩn bị để đưa ra hành động. Tìm hiểu xem bản thân cần làm gì để vượt qua sự nuối tiếc của chính mình.
• Liệu có bất kỳ ai bị tổn thương bởi quyết định mà bạn đưa ra không? Liệu hậu quả từ những hành động đó của bạn có ảnh hưởng tới bạn bè hay người thân gia đình của mình không? Có lẽ bạn sẽ cần gọi điện hay viết một vài lá thư. Nếu cần, hãy dành chút thời gian để nói lời xin lỗi.
• Viết cảm xúc của mình ra giấy. "Tôi buồn vì X, Y, và Z". "Tôi giận vì X, Y, và Z". Rồi nhìn lại bảng liệt kê của mình sau khi đã hoàn tất, và đánh giá xem điều gì đã dẫn đến tư duy hiện tại của bạn. Điều gì mà bạn đã có thể làm khác hơn? Điều gì mang đến tất cả những cảm xúc ấy và làm cách nào bạn có thể loại bỏ được chúng?
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác