ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Cách giúp người thân thoát khỏi nghiện chất kích thích
Nếu bạn có người thân mắc nghiện, bạn nên biết rằng nếu cứ để người nghiện trong trạng thái như thế thì không chỉ người nghiện mà cả bạn và những người xung quanh cũng sẽ bị ảnh hưởng, không cách này thì cách khác. Không sớm thì muộn, bạn cũng sẽ phải tìm cách để đưa người thân mình trở lại cuộc sống bình thường mặc cho con đường đó có khó khăn như thế nào, không bao giờ là quá muộn để giúp đỡ ai đó thoát khỏi con đường nghiện ngập.
Cai nghiện đòi hỏi quá trình nỗ lực không ngừng, cai nghiện không phải chuyện có thể nói trong ngày một ngày hai. Cai nghiện giống như một sự hồi sinh và tìm lại bản thân mình, xây dựng cuộc đời lại từ những mảnh ghép sơ khai. Những người xung quanh chúng ta tạo nên một phần của con người ta, nên vì lẽ đó trong quá trình cai nghiện, người nghiện sẽ khó thành công nếu không có sự giúp đỡ của người thân, gia đình, bạn bè, cùng với sự tư vấn của những bác sĩ có chuyên môn. Bác sĩ sẽ dựa trên thể trạng, sức khỏe tâm thần, tâm lí của người nghiện để tìm ra những biện pháp cai nghiện phù hợp nhất.
Tất nhiên, toàn bộ quá trình này thành công hay không nằm phần lớn ở sự quyết tâm vượt khó của người nghiện. Thế nhưng những người thân của người nghiện cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình ấy nếu họ biết can thiệp đúng cách để giúp đỡ người nghiện vượt qua được hoàn cảnh khó khăn.
Việc có người thân là người nghiện chắc chắn không bao giờ dễ dàng, chúng ta luôn phải thận trọng trong cách ứng xử với người nghiện tránh những phản ứng tiêu cực không đáng có. Một số nguyên tắc sau đây ta cần phải nhớ để có thể giúp người nghiện theo đúng cách:
1- Hãy thực tế.
Trong quá trình cai nghiện sẽ có những rào cản và khó khăn không thể tránh khỏi, chưa kể nguy cơ tái nghiện. Nhưng ta cũng cần nhìn nhận một cách tích cực rằng đã có không ít ca cai nghiện thành công và vì thế không gì là không thể. Tìm được một cái nhìn cân bằng và đúng đắn trong vấn đề này là một yếu tố quan trọng nhằm giúp người nghiện trong quá trình cai nghiện
2- Nhớ rằng người nghiện không hề thay đổi, người nghiện chỉ đang mắc bệnh và cần sự trợ giúp.
Dù là lí do nào dẫn đến nghiện, không ai muốn điều đó xảy ra, đặc biệt là người nghiện. Đặc điểm của căn bệnh này đó là tác động lên hoạt động thần kinh, chất gây nghiện khiến con người mất đi khả năng kiểm soát lời nói và hành động của bản thân. Những người thực sự muốn giúp đỡ người nghiện cần phải hiểu được rằng đây không phải là lúc để chỉ trích hay đổ lỗi cho bất kì ai, điều đó chỉ khiến tình hình trở nên tệ đi.
3- Hiểu rằng nỗ lực của một mình bạn là không đủ.
Nghiện là một rối loạn tâm thần nguy hiểm và cần phải là người thực sự có kinh nghiệm, hiểu biết mới có thể hiểu được và biết con người ta cần làm gì để cai nghiện thành công. Từ các công đoạn nhỏ nhất, đến việc triển khai các liệu pháp, v.v. Cai nghiện là một quá trình vô cùng phức tạp và không phải bất kì phương pháp nào cũng có tác dụng tức thì. Tựu chung, con đường cai nghiện không phải một con đường thẳng, vì thế cần sự trợ giúp và phối hợp từ rất nhiều người khác nhau thì việc cai nghiện mới thực sự hiệu quả và phát huy tác dụng.
4- Đừng chần chừ.
Không sớm thì muộn, các hậu quả cả về thể chất lẫn tinh thần sẽ đến nếu người nghiện không chịu cai. Phần lớn chỉ khi việc nghiện chất kích thích gây ra những tác hại quá lớn rồi thì người ta mới thực sự có đủ động lực đi cai nghiện.
Vì thế, đứng ở lập trường là những người thân và bạn bè ta cần:
- Khuyến khích người thân đi cai nghiện.
- Chia sẻ những thông tin về các trung tâm cai nghiện cho người thân.
- Cho người nghiện thấy là rằng là chúng ta có thái độ tích cực và muốn giúp đỡ thay vì đánh giá hay chỉ trích.
Ban đầu, sẽ rất khó khăn để người nghiện nghe theo ý kiến của bạn. Việc bạn cần làm lúc này là phải thực sự kiên trì.
5- Tham khảo ý kiến từ các chuyên gia.
Nếu các biện pháp dựa vào kinh nghiệm cá nhân không đem lại hiệu quả, hãy tìm đến những người có kinh nghiệm hoặc các bác sĩ có chuyên môn. Đây là việc làm sớm được ngày nào là tốt ngày đó cho quá trình cai nghiện trước mắt cũng như lâu dài.
6- Tránh các phản ứng quá khích.
Hãy thực sự cẩn trọng với những điều mà mình suy nghĩ và cách chúng ta thể hiện điều đó. Những lúc này, việc quan sát cảm xúc và trạng thái của người nghiện để từ đó có cách ứng xử phù hợp là rất quan trọng. Dù rằng người nghiện có thể có những các hành xử không đúng mực thậm trí xúc phạm hay làm tổn thương người xung quanh thì hãy nhớ rằng kẻ thù chính lúc này là chất kích thích. Việc thể hiện những cảm xúc tiêu cực trực tiếp trước mặt người nghiện sẽ tạo ra rào cản và làm chậm lại quá trình cai nghiện. Càng để kéo dài điều đó thì hậu quả càng nhiều và càng khó lường.
7- Đặt ra một giới hạn nhất định.
Ngược với nguyên tắc trên, chúng ta cũng cần phải nhắc nhở bản thân và cả người nghiện rằng, các thói quen xấu của người nghiện sẽ không bao giờ được ủng hộ. Cần cho người nghiện biết rằng chúng ta sẽ giúp đỡ nhưng không phải mù quáng ủng hộ những điều xấu. Việc làm ngơ cho những thói quen, những hành động đó tiếp diến cũng là một hành vi gián tiếp tiếp tay cho hành vi nghiện ngập.
8- Hãy chăm sóc tốt bản thân trước.
Rất nhiều người bỏ hết thời gian, công sức để lo cho việc cai nghiện của người thân mà quên mất bản thân. Việc này không thể hiện sự quan tâm mà ngược lại sẽ khiến người nghiện cảm thấy mình như một gánh nặng và rõ ràng cảm xúc đó là không tốt cho một người đang cai nghiện. Mặt khác, chúng ta cần phải tính toán đường dài trong việc cai nghiện, vì thế việc cần thiết là duy trì sự tỉnh táo, một thể trạng tốt mới có thể giúp đỡ và đóng góp một cách tích cực trong giai đoạn lâu dài.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác