ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Sử dụng chất kích thích trong điều trị các bệnh tâm thần đem đến nhiều rủi ro
Sau một ngày dài làm việc mệt mỏi, hay khi xảy ra một cuộc cãi vã với vợ / chồng hoặc con cái, khi một loạt các yếu tố gây căng thẳng xuất hiện, nhiều người có xu hướng tìm đến rượu hoặc cần sa để tìm cho mình sự thoải mái.
Đối với những người đang mắc bệnh tâm thần (trầm cảm, lo âu, rối loạn lưỡng cực…), ham muốn dùng rượu để làm giảm bớt triệu chứng của bệnh tâm thần cao hơn rất nhiều. Ban đầu, việc sử dụng rượu và các chất kích thích có thể dập tắt cảm giác lo lắng, căng thẳng hoặc trầm cảm. Nhưng dần dần sẽ nảy sinh ra vô số vấn đề khác và khiến cho rượu không còn tác dụng làm giảm các triệu chứng của bệnh tâm thần nữa, ngược lại còn làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng đó.
Sử dụng chất kích thích khi đang mắc bệnh tâm thần mang đến một chu kỳ không có hồi kết: “Bệnh nhân cảm thấy chán nản, lo lắng và sử dụng rượu, ma túy như một cách tự chữa trị. Nhưng cuối cùng chỉ cảm thấy chán nản, lo lắng hơn và thèm các chất kích thích hơn nữa.” Thật khó để thoát ra khi lún sâu vào vũng lầy nghiện ngập, khi đó bạn cần thêm điều trị lạm dụng chất gây nghiện ngoài việc điều trị các bệnh tâm thần ban đầu.
Những người mắc bệnh tâm thần cần chăm sóc y tế chuyên nghiệp.
Nhiều người tin rằng sử dụng đồ uống có cồn để kiểm soát căng thẳng là vô hại và không khác gì dùng thuốc chống trầm cảm hoặc các loại thuốc khác. Nhưng sự thật không phải như vậy. Chăm sóc y tế cung cấp sự giám sát chặt chẽ của bác bác sĩ tâm thần. Ngoài ra, đơn thuốc sẽ được dựa trên các triệu chứng và chẩn đoán của bác sĩ. Thuốc và liều lượng được kê phù hợp để đem lại hiệu quả trong việc kiểm soát các triệu chứng bệnh tâm thần, đồ uống có cồn không thể giúp được bất cứ điều gì, nó chỉ làm cho mọi việc trở nên tồi tệ hơn. Nếu thuốc không có tác dụng, bác sĩ sẽ thay đổi liều lượng, cung cấp một loại thuốc mới hoặc kê đơn thuốc bổ sung khi cần thiết.
Thêm vào đó, bác sĩ sẽ cung cấp một số biện pháp điều trị toàn diện giúp giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hoặc chỉ ra các dấu hiệu triệu chứng bệnh tâm thần để người bệnh có thể chuẩn bị, dùng các kỹ năng đối phó lành mạnh hơn là việc lạm dụng chất gây nghiện. Có rất nhiều cách có thể giúp bạn vượt qua được, tùy thuộc vào căn bệnh mà bạn đang gặp phải.
Rủi ro khi dùng chất kích thích để điều trị bệnh tâm thần.
Ngoài việc không đem lại bất kì lợi ích nào trong việc kiểm soát căng thẳng và các triệu chứng bệnh tâm thần, sử dụng chất kích thích luôn đem đến tác hại cho người sử dụng. Một số rủi ro liên quan đến việc sử dụng chất gây nghiện cho mục đích chữa bệnh tâm thần bao gồm:
• Các triệu chứng của bệnh tâm thần bao gồm căng thẳng, mất ngủ, trầm cảm và lo lắng luôn trở nên tồi tệ hơn và tần suất gặp phải cũng tăng lên.
• Khi lạm dụng chất gây nghiện, người đó không thể xác định được khi nào các triệu chứng xấu đi hoặc khi nào họ đã nghiện các chất kích thích.
• Sử dụng các chất kích thích quá nhiều dẫn đến quá liều, đe dọa đến tính mạng.
• Sử dụng ma túy và uống rượu khiến các loại thuốc điều trị bệnh tâm thần mất tác dụng và gây hại lại cho cơ thể.
• Người sử dụng chất gây nghiện phải đối mặt thêm với nghiện ngập.
Vấn đề uống rượu cùng với thuốc điều trị.
Sử dụng cùng lúc thuốc điều trị bệnh và rượu là cực kỳ phổ biến. Nhiều người Mỹ dùng rượu với hy vọng giảm căng thẳng, buồn chán hoặc tự điều trị trầm cảm, đau buồn, lo lắng mà không quan tâm đến việc nó ảnh hưởng thế nào đến loại thuốc họ đang sử dụng để điều trị bệnh. Theo Fox News, khoảng 71% người Mỹ uống rượu và một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Alcoholism: Clinical & Experimental Research cho thấy 43% người Mỹ dùng rượu với các loại thuốc điều trị bệnh. Đối với những người trên 65 tuổi, tỷ lệ đó gần như tăng gấp đôi lên 79%.
Tại sao điều này là một vấn đề? Đó là do hỗn hợp rượu và các loại thuốc an thần như thuốc ngủ, thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cơ thể, thậm chí là tử vong. Chúng gây buồn ngủ, phối hợp vận động kém và ức chế các khu vực trong não đảm nhận nhiệm vụ kiểm soát hơi thở, nhịp tim.
Nghiện.
Khi một người dùng chất gây nghiện để tự chữa trị bệnh tâm thần, người đó dần dần lạm dụng chất kích thích đến mức khả năng chịu đựng các tác dụng của chất gây nghiện tăng lên và cần sử dụng nhiều hơn để thỏa mãn. Nghiện chính là thứ người đó đạt được chứ không phải bất kỳ lợi ích nào cho việc chữa bệnh và những hậu quả xấu của chứng nghiện bắt đầu chồng chất. Việc điều trị là vô cùng cần thiết.
Con đường điều trị tốt nhất: Điều trị y tế chuyên nghiệp.
Điều trị chuyên nghiệp có thể làm nhiều hơn việc kê một đơn thuốc cho các triệu chứng của bệnh tâm thần. Nó giúp tạo ra những thay đổi nhỏ có ích đối với người bệnh và nhiều sự thay đổi nhỏ sẽ tạo nên sự khác biệt lớn, một số thay đổi nhỏ bao gồm:
• Ngủ ngon hơn.
• Ăn uống lành mạnh.
• Tập thể dục thường xuyên.
• Loại bỏ những mối quan hệ tiêu cực.
• Tạo ra các mối quan hệ tích cực, hỗ trỡ lẫn nhau.
• Tạo động lực thay đổi quá khứ để có được một tương lai tốt hơn.
Những thay đổi trên giúp cho việc điều trị bệnh tâm thần trở nên đơn giản hơn rất nhiều. Do đó, liên hệ với một bác sĩ ngay bây giờ là vô cùng cần thiết đối với những người đang mắc phải các hội chứng tâm thần và/hoặc nghiện chất kích thích. Bác sĩ sẽ giúp người bệnh có được nền tảng vững chắc về cách quản lý các triệu chứng tâm thần, để đối phó với nó một cách lành mạnh nhất mà không có sự can thiệp của bất kỳ loại chất kích thích nào.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác