ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Tại sao stress kéo dài lại có hại?
Nếu bạn chỉ trải qua 1 hoặc 2 sự kiện căng thẳng tâm lý, hệ thần kinh giao cảm của bạn sẽ giải quyết tình huống một cách dễ dàng và sau đó sẽ chuyển về trạng thái của hệ thần kinh giao cảm. Tuy nhiên, nếu cuộc sống quá nhiều căng thẳng, hệ giao cảm của bạn sẽ bị hoạt hóa mạnh hơn. Khi những stress chồng chất, tổng hợp của tất cả những căng thẳng tác động với nhau sẽ làm xuất hiện những rối loạn thần kinh thực vật. Bác sĩ Charles Gant gọi điều này là “the web of distress”.
Khi chúng ta trong tình trạng căng thẳng, hệ thống “fight of flight” sẽ được hoạt hóa và hệ thần kinh giao cảm trong tình trạng được kiểm soát, quá trình tiêu hóa sẽ ngừng lại; sự chuyển hóa, chức năng hệ miễn dịch và hệ thống khử độc sẽ giảm hoạt động; huyết áp và nhịp tim tăng lên; tuần hoàn giảm, giấc ngủ bị rối loạn, chức năng trí nhớ và nhận thức có thể cũng suy giảm, chất dẫn truyền thần kinh bị cạn kiệt, nhận cảm của chúng ta về mùi, vị và âm thanh bị khuếch đại, nồng độ cao của norepinephrine được giải phóng vào trong bộ não và tuyến thượng thận giải phóng nhiều hormon như adrenalin và cortisol. Trong tình trạng stress kéo dài, cơ thể vẫn tiếp tục được giữ trong trạng thái này.
Chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy sự duy trì trạng thái như vậy sẽ dẫn đến rối loạn tiêu hóa, tuần hoàn cũng như huyết áp. Tuy nhiên, thực tế nặng nề hơn nhiều so với chúng ta tưởng tượng.
Sau đây là hoạt động chi tiết của hệ thống đáp ứng stress.
Vùng nhân lục trong thân não là “nút khởi động” của hệ thống “fight or flight”. Vùng này tiết ra norepinephrine/noradrenalin bất cứ khi nào có sự căng thẳng. Tất cả điều này cũng diễn ra trong một khu vực khác của não bộ gọi là hệ limbic.
- Tình trạng này làm kích thoạt vùng hạnh nhân, sau đó sẽ kích hoạt vùng dưới đồi. Vùng hạnh nhân sẽ gây ra cảm giác lo lắng và sợ hãi.
- Vùng dưới đồi sau đó sẽ tiết ra CRH, sẽ kích thích tuyến yên.
- Tuyến yên sẽ tiết ra ACTH để kích thích tuyến thượng thận.
- Tuyến thượng thận sẽ tiết ra adrenalin và cortisol.
Mặc dù đóng vai trò quan trọng trong sự sống còn của con người và duy trì những chức năng não bộ thích hợp, norepinephrine sẽ trở thành nguy hại khi được tiết ra quá mức. Nồng độ cao của norepinephrine trong não bộ dẫn đến sợ hãi, lo lắng, những cơn hoảng sợ, mất ngủ và mất khả năng thư giãn trong khi adrenalin kích hoạt vùng gan tiết đường dự trữ trong gan vào trong vòng tuần hoàn. Nồng độ cao của đường trong máu cảnh báo tuyến tụy tăng tiết insulin. Nồng độ cao của insulin trong máu dẫn đến tình trạng suy thoái về sức khỏe của cơ thể chẳng hạn như kháng insulin, béo phì, đái tháo đường typ 2, bệnh tim và nhiều bệnh khác nữa.
Trong suốt quá trình này, những chất dẫn truyền thần kinh khác như dopamin, GABA và serotonin cũng bị kích thích quá mức, cuối cùng dẫn đến cạn kiệt những chất này. Những chất dẫn truyền thần kinh điều hòa cảm xúc, suy nghĩ, cảm nhận, hành vi, trí nhớ, chức năng nhận thức của chúng ta, vì vậy khi chúng bị suy kiệt thì sẽ xuất hiện nhiều triệu chứng tâm lý. Thêm vào đó, những chất dẫn truyền thần kinh rất cần thiết trong việc điều hòa hệ giao cảm và khôi phục hệ phó giao cảm, vì vậy, nếu chúng bị cạn kiệt, hoạt động của hệ thần kinh giao cảm cũng bị ảnh hưởng. Việc tăng nồng độ của GABA và phòng tránh sự tăng hoạt động quá mức của histamine cũng đặc biệt quan trọng, đều được coi là hai đặc trưng nhiên liệu của hệ giao cảm.
Cortisol đóng vai trò hết sức quan trọng vì hormone này giúp đối phó với một vài tác dụng tiêu cực của stress và giữ cơ thể trong trạng thái cân bằng. Cortisol giúp cải thiện tiêu hóa và chuyển hóa, hạn chế insulin, do đó đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát nồng độ đường trong máu, chuyển hóa đường, chức năng hệ miễn dịch và phản ứng viêm.
Tuy nhiên, nồng độ quá cao của cortisol thường xuất hiện khi trải qua stress cao độ sẽ dẫn đến sự tăng lo lắng, sợ hãi, phá vỡ hệ thống hormon, có thể dẫn đến giảm trí nhớ và nhận thức, thậm chí có thể dẫn đến mất trí và các chức năng nhận thức. Nếu nhu cầu cortisol vẫn duy trì ở mức cao và liên tục, cuối cùng tuyến thượng thận không thể sản xuất đủ cortisol nữa.
Theo bác sĩ Charles Gant, khi nhu cầu cortisol quá cao, hiện tượng gọi là “cortisol steal” sẽ xuất hiện. Tất cả những tiền chất cần thiết cho hormone trong cơ thể như aldosteron, estrogen, progesterone, testosterone sẽ được sử dụng để tạo ra cortisol, và vì vậy những hormone này sẽ trở nên bị thiết hụt, tạo gánh nặng thêm nữa cho cơ thể và càng dẫn đến sự thoái triển sức khỏe cơ thể. Ví dụ, aldosterone đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa huyết áp và tỉ lệ Na/K trong cơ thể.
Đây là sự kết hợp những ảnh hưởng tiêu cực của sự hoạt động quá mức của hệ giao cảm dẫn đến rối loạn thần kinh thực vật. Tại thời điểm này, có một hiệu ứng domino tại những cơ quan và hệ thống khác trong cơ thể, toàn bộ hệ thống thần kinh, hệ miễn dịch, hệ thống nội tiết, hệ hormon, hệ tim mạch, hệ tiêu hóa…đều bị ảnh hưởng.
Bởi vậy chúng ta hãy luôn chăm sóc sức khoẻ tinh thần, thích nghi tốt để tránh stress kéo dài các bạn nhé.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác