ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
20 năm chìm trong ma túy, người phụ nữ "rũ bùn" trở thành giáo sư
Sau những năm nghiện ngập và bán ma túy đá, người phụ nữ làm lại cuộc đời và trở thành giáo sư.
Quá khứ lầm lỡ
Nhìn Giáo sư Lynette Moreau làm việc tại Cao đẳng Cộng đồng Tulsa, Mỹ có 2 con, 2 người cháu và 3 bằng cấp, khó ai ngờ rằng bà đã từng có những ngày "lạc lối" khi còn trẻ. Con đường sa ngã đã khiến Lynette nghiện ma túy đá suốt thời gian dài lên đến 20 năm. Nữ Giáo sư không hề giấu diếm về những gì đã trải qua, bà lên Youtube kể về con đường của mình để từ bỏ được thời gian lỡ lầm.
Nữ giáo sư thừa nhận, bà có nhiều điều xấu xổ. Tuy nhiên, bà cho rằng không thể thay đổi được những gì đã làm. Điều duy nhất bà có thể làm là rút ra bài học và hướng về phía trước, mong muốn có thể giúp đỡ mọi người như Cao đẳng Cộng đồng Tulsa đã cứu bà.
Bằng tất cả sự nỗ lực của bản thân và giúp đỡ của mọi người, Lynette đã vượt qua được cơn nghiện ma túy đá và hòa nhập với cuộc sống bình thường.
Nhớ về quá khứ, Lynette vẫn còn nhớ, lần đầu tiên chích ma túy năm 16 tuổi. Thời điểm đó, Lynette theo bạn bè, bỏ học trung học. Hai năm sau đó, cô gái trẻ dùng ma túy đá.
Từ một người nghiện, Lynette tự chế ma túy đá rồi đem bán kiếm tiền. Nhưng nguyên tắc của Lynette là không bán ma túy đá cho trẻ vị thành niên, cô không bán thân để kiếm tiền và không trộm cắp... Tuy nhiên, dù gì đi chăng nữa, cô vẫn là người phạm tội và bị bắt rồi được tha bổng.
Sau khi được thả ra, cô lại tiếp tục bị bắt lần nữa và bị giam giữ ở Texas. Trong tù, Lynette thoát được ma túy đá, cuộc sống dần trở lại bình thường, hoàn toàn tỉnh táo. Tuy nhiên, sau khi được thả ra 10 ngày, chứng nào tật nấy, Lynette vẫn đi theo vết xe đổ năm nào.
Con đường hoàn lương
Dường như thời điểm đó, cuộc sống của cô gái trẻ chỉ xoay quanh ma túy, phạm tội và nhà tù. Khi Lynette vẫn chưa thoát khỏi được con đường sai lầm, con gái Leah đã trở thành động lực để giúp cô và muốn mẹ làm lại cuộc đời. Bản thân Lynette mong muốn như mọi người bình thường để tham gia đám cưới của con nên quyết định phải làm lại tất cả, ổn định cuộc sống. Dần dần người phụ nữ này nhận ra việc dùng ma túy không phải là lỗi của người khác mà là do bản thân đã dùng nó.
Trong hành trình hoàn lương của Lynette có sự đồng hành của cha mẹ và các con. Tuy nhiên, việc cai nghiện không hề dễ dàng. Lynette trải qua thời gian dài mắc hội chứng anhedonia - hội chứng không niềm vui. Những người mắc anhedonia có thể xem như đã chai sạn về mặt cảm xúc
Cho đến bây giờ khi đã thoát khỏi được "vũng lầy", cô vẫn còn nhớ những cơn ác mộng, nỗ lực để thoát khỏi ma túy. Có lúc cha mẹ đã phải tháo bánh xe ra khỏi ô tô để Lynette không thể lái đến nơi bán ma túy. Vì cha mẹ không cho ra ngoài, cô ở trong nhà, đi đi lại lại giữa các tầng, quanh quẩn với ăn và ngủ.
Theo một chuyên gia về cai nghiện ma túy, hỗ trợ là chìa khóa để người nghiện có thể cai và không tái nghiện lâu dài. Để làm được điều này ở xung quanh những người luôn cảm thông và sống hữu ích thì kết quả cai nghiện sẽ tốt hơn, đây cũng là cách mà Lynette đã làm.
Người phụ nữ này quyết định đăng ký vào học Cao đẳng cộng đồng Tulsa. Cô đã được một Giáo sư hướng dẫn, cố vấn. Nữ giáo sư này đã góp phần thay đổi hoàn toàn cuộc đời của người từng sa ngã.
Khi học tại ngôi trường này, Lynette còn không biết đánh máy tính. Nhưng sau kỳ học đầu tiên, cô đã đạt được điểm trung bình các môn ở mức tốt. "Từ ngày đó, tôi nghĩ sẽ đạt điểm cao và trở thành sinh viên xuất sắc vì tôi chưa bao giờ giỏi điều gì cả", Lynette nhớ lại. Lúc sắp tốt nghiệp, Lynette đã gặp người đứng đầu trường để nói lời cảm ơn vì đã hỗ trợ giúp bản thân làm lại cuộc đời.
Sau khi tốt nghiệp trường Tulsa, Lynette tiếp tục có bằng về công tác xã hội của Đại học Northeastern State, rồi học thạc sĩ ngành xã hội học ở Đại học Oklahoma. Hiện nay, Lynette là giáo sư, dạy về công tác xã hội.
Giờ đây, Lynette không còn nghĩ hay nghiện ma túy. Người phụ nữ này giúp đỡ những sinh viên đã thoát khỏi nghiện ngập. Thông điệp của Lynette đưa ra là không bao giờ bỏ cuộc, đây cũng là điều bản thân luôn tâm đắc để đạt được thành công như hiện nay.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác