ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
3 năm rồi, mỗi lần nhớ lại, tôi vẫn rùng mình
Tôi tự ngã giữa đường, không gây tai nạn cho ai và cũng không ai đụng đến mình. Tất nhiên khoảnh khắc đó không ai làm chủ được... "Lỡ chẳng may", nghĩ mà quá sợ...
Tôi nói chuyện này khi nghĩ về tai nạn do “lai rai” của bản thân - mà nói tránh thế nào cũng là tai nạn do trong người có cồn - giờ đã gần đến 3 năm vẫn chưa khỏi hẳn, mỗi lần nhớ đến còn thấy rùng mình.
Với chuyện uống bia rượu lái xe có xu hướng quay trở lại sau những ngày "đóng cửa" phòng ngừa dịch bệnh mà nói "trước tiên, mình phải biết sợ... mình" nghe có vẻ lý thuyết. Nhưng sự thật là chẳng có cách nào khác đâu.
"Xui rủi" mà có nguồn gốc?
Chẳng ai nhận mình là "bợm nhậu" nhưng không ít khoảng thời gian, ngày nào trong tuần cũng có mùi bia rượu không phải là không có, nhất là vào các dịp lễ tết. Đơn giản hơn, đó là thói quen của nhiều người, sau giờ tan sở là "lai rai" đâu đó, từ vỉa hè đến quán xá sang trọng hơn.
Rồi thường cũng chẳng dân nhậu nào nhận mình "yếu" để không dám leo lên xe chạy về, mà đa số lần nào cũng chạy nhanh hơn bình thường do ma men kích thích. Nhiều bạn nhậu thừa nhận có hôm "chả biết sao về được đến nhà". Tất nhiên khi chưa có giới hạn nghiêm như nghị định 100, chuyện đó được kể cũng chỉ làm vui và phần nào thể hiện "chất chơi" của tay nhậu.
Ngẫm lại vụ tai nạn mà tôi gặp phải cũng sau một bữa nhậu là vẫn còn may mắn lắm. Đó là tôi tự ngã giữa đường, không gây tai nạn cho ai và cũng không ai đụng đến mình. Tất nhiên khoảnh khắc đó không ai làm chủ được và khi nghĩ về chữ "lỡ chẳng may" thì quá sợ.
Tai nạn thì chẳng ai muốn, nhưng chính do mình không làm chủ bản thân, tự chuốc họa thì chẳng có gì đáng thương cảm để mong nhận được sự chia sẻ nào. Đó là một sự "xui rủi mà có nguồn gốc" rõ ràng.
Sợ bị phạt hay sợ...chính mình?
Việc uống rượu bia rồi lái xe, gặp tai nạn là chuyện không hiếm gặp. Chính vì thế pháp luật đã có quy định để ngăn chặn hành vi này, nhưng do chế tài còn thấp cộng với việc có phần dễ dãi trong xử lý hoặc tùy tiện, bao biện cá nhân nên tình trạng đau lòng này vẫn cứ xảy ra.
Cho nên khi Chính phủ siết lại việc này bằng những quy định trong nghị định 100, phải nhìn nhận là kịp thời và chính xác. Ngay những ngày đầu thực hiện nghiêm nghị định 100, đâu đó vẫn còn những hành vi phản kháng, những tiếng bàn ra nhưng một thời gian sau thì bằng những thống kê cụ thể, mọi người đã nhìn thấy rõ tác dụng của nó.
Nhưng khi việc thực hiện nghị định 100 đang "vào phom" thì dịch bệnh COVID-19 xảy ra. Nói gì thì nói, việc hạn chế ra đường, cách ly xã hội một thời gian cũng khiến nhiều người ưa "lai rai" lùi lại, những tưởng có sự thay đổi. Nhưng khi nới lỏng cách ly thì tình trạng "lai rai" xong phóng xe về nhà quay trở lại.
Ngoài việc các cơ quan chức năng khẳng định tiếp tục xử lý nghiêm theo nghị định 100 để xây dựng một nét sinh hoạt mới theo hướng văn minh, an toàn hơn cho cộng đồng thì mỗi người chúng ta cũng cần trả lời câu hỏi cho riêng mình rằng: chúng ta sợ phạt hơn hay sợ tai nạn thảm khốc xảy ra với mình hơn?
Bởi bị xử phạt hành chính thì cùng lắm chỉ khiến chúng ta thiệt hại về vật chất chứ mất mát về sinh mạng bản thân, hạnh phúc gia đình và cộng đồng thì không có gì bù đắp được.
Cho nên trước khi sợ bị xử phạt thì phải nên sợ cho chính bản thân mình có thể bị tai nạn.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác