ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Nhiều mô hình trợ giúp điều trị cai nghiện ma túy
Những năm qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều mô hình trợ giúp điều trị cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy. Các mô hình này hoạt động tích cực, thường xuyên góp phần bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội tại địa phương; đồng thời tạo điều kiện, cơ hội cho người nghiện từ bỏ con đường lầm lỡ, hòa nhập xã hội.
Trợ giúp từ cơ sở
Việc tổ chức cai nghiện theo hình thức xã hội hóa bằng cách để các doanh nghiệp, tư nhân thành lập các cơ sở cai nghiện tự nguyện được coi là giải pháp quan trọng để giảm tác hại do ma túy gây ra; đồng thời, góp phần giảm tải cho các cơ sở cai nghiện tập trung. Dù mô hình này mang lại nhiều lợi ích, song trên thực tế, số lượng cơ sở tư nhân, doanh nghiệp tham gia vào công tác điều trị cai nghiện ma túy chưa nhiều.
Nguyên nhân là hệ thống pháp luật hiện hành còn thiếu những quy định rõ ràng, cụ thể về cai nghiện ma túy theo hình thức xã hội hóa, khiến các ngành, địa phương lúng túng trong quá trình thực thi, còn doanh nghiệp không dễ tiếp cận với các chính sách ưu đãi. Hơn nữa, để đưa cơ sở cai nghiện ma túy đi vào hoạt động, các doanh nghiệp phải đầu tư nguồn kinh phí không nhỏ xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cùng đội ngũ cán bộ, bác sĩ vững vàng chuyên môn, có kinh nghiệm điều trị cai nghiện, nên không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ năng lực để tham gia...
Mô hình cai nghiện theo hình thức xã hội hóa khác, là tổ chức cai nghiện dựa vào gia đình, cộng đồng cũng chưa đạt kết quả như mong muốn. Bởi, để tiến hành điều trị, người nghiện ma túy cần được hỗ trợ đồng bộ về dịch vụ tâm lý, xã hội, y tế mang tính chuyên môn, kỹ thuật, trong khi UBND cấp xã, phường, thị trấn là cơ quan hành chính, không phải là đơn vị cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, cũng không đủ khả năng đầu tư các dịch vụ hỗ trợ.
Để chủ động gỡ vướng, đồng thời huy động các nguồn lực xã hội tham gia vào công tác điều trị cai nghiện, ngoài việc tiếp tục triển khai các chính sách theo quy định chung, từ năm 2019 đến nay, các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội đã huy động các nguồn lực để triển khai mô hình “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng” và “Mô hình tăng cường hỗ trợ, tư vấn pháp lý và xã hội, chuyển gửi với người sử dụng ma túy” tại nhiều địa phương. Hiện tại, các mô hình này đã được thiết lập tại các quận: Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, huyện Thanh Trì...
Giúp người sau cai nghiện có nơi giao lưu, trao đổi, sinh hoạt, qua đó vơi bớt mặc cảm, tích cực hòa nhập cộng đồng, hiện các địa phương trên địa bàn Hà Nội duy trì hoạt động của 36 câu lạc bộ quản lý, giáo dục, tư vấn, giúp đỡ người sau cai nghiện ma túy (CLB B93).
Nhằm thu hút hội viên, các CLB B93 không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, trở thành nơi sinh hoạt hữu ích cho người cai nghiện ma túy nỗ lực tái hòa nhập cộng đồng. Đặc biệt, lực lượng tình nguyện viên của Đội Công tác xã hội tình nguyện hoạt động ở 100% các xã, phường, thị trấn trên địa bàn thành phố luôn tích cực tuyên truyền, vận động, giúp đỡ người sử dụng, nghiện ma túy và những người đi cai nghiện trở về bằng sự quan tâm, chia sẻ...
Hiệu quả thấy rõ
Thông qua nhiều mô hình hoạt động tích cực từ cơ sở, công tác cai nghiện ma túy ở Hà Nội đạt những kết quả khả quan. Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ Dương Văn Trường cho biết, toàn quận đang quản lý hồ sơ của 420 người nghiện ma túy. Nhằm trợ giúp người nghiện, trong 9 tháng năm 2021, quận Tây Hồ đã lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy đối với 35 trường hợp, đạt 140% chỉ tiêu cả năm, còn các phường tổ chức cai nghiện tự nguyện, cai nghiện tại gia đình, cộng đồng cho 82 người, đạt hơn 96% chỉ tiêu. Đáng ghi nhận hơn, sau cai nghiện, một số trường hợp đã tích cực hòa nhập cộng đồng. Có thể kể đến như anh P.Q.Đ, tổ dân phố 11 (phường Tứ Liên) từ một người sống lệ thuộc vào ma túy, nay đã tránh xa, mở cửa hàng cắt tóc nam, có nguồn thu nhập, lập gia đình, sinh con như bao người khác.
Tương tự, ở quận Hai Bà Trưng, việc đưa “Điểm tư vấn, chăm sóc, hỗ trợ điều trị nghiện ma túy tại cộng đồng” vào hoạt động, đặt tại Trạm y tế phường Nguyễn Du mang lại những kết quả khả quan. Đi vào hoạt động từ tháng 8-2020 đến nay, thông qua mô hình điểm tư vấn, các cơ quan chức năng đã trợ giúp về nhiều mặt cho gần 50 người nghiện, sử dụng ma túy, vận động 16 người nghiện, người sau cai nghiện tham gia tư vấn, điều trị cai nghiện tại cộng đồng... Số người cai nghiện tại gia đình, cộng đồng ở quận Hai Bà Trưng cũng vượt xa so với chỉ tiêu đề ra. Từ đầu năm 2021 đến nay, quận Hai Bà Trưng có 83 người điều trị cai nghiện tại gia đình, cộng đồng, bằng 145,6% kế hoạch được giao.
Những địa phương khác có nhiều dịch vụ hỗ trợ điều trị cai nghiện tại cơ sở, như các quận: Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Thanh Xuân, huyện Thanh Trì... đến thời điểm này cũng đã hoàn thành hoặc cơ bản hoàn thành chỉ tiêu đưa người nghiện đi cai nghiện ma túy bắt buộc hoặc điều trị cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.
Từ những hiệu quả thấy rõ, trong những tháng cuối năm 2021, Chi cục Phòng, chống tệ nạn xã hội Hà Nội (Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội) tiếp tục phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương duy trì hoạt động của nhiều mô hình hỗ trợ điều trị cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy ở cơ sở. Cùng với đó là việc tuyên truyền nâng cao nhận thức của người nghiện, người sử dụng ma túy, gia đình họ và cộng đồng về tác hại của ma túy, tạo điều kiện thuận lợi để người nghiện ma túy tham gia tư vấn, điều trị cai nghiện tại gia đình, cộng đồng.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác