ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Các nỗi sợ mà người nghiện thường gặp phải trong quá trình cai nghiện
Người cai nghiện sợ cảm giác sau cai nghiện?
Với những người nghiện, dễ hiểu khi họ sợ phải thực hiện cai nghiện. Thứ nhất, chất kích thích trong cơ thể họ đã thay đổi kết cấu não khiến họ không dứt được nó. Thứ hai, cai nghiện là một quá trình gian khổ đòi hỏi sự chịu đựng và ý chí cực lớn. Thứ ba, họ phải đối mặt với quá khứ cũng như những lỗi lầm mình gây ra và điều đó không đơn giản. Có một lí do nghe khá nực cười đó là họ sợ cuộc sống sau cai nghiện, nhưng nó ở khía cạnh nào đó có thể thông cảm được đó là họ rất dễ mất động lực sau tất cả mọi chuyện đã xảy ra với họ. Các suy nghĩ có thể phát sinh trong đầu người nghiện có thể là :
- Liệu rằng những người thân bạn bè có tha thứ sau những gì đã xảy ra và liệu họ có giúp đỡ người nghiện trong quá trình cai nghiện một cách tận tâm?
- Liệu họ có thực sự bỏ được hoàn toàn chất kích thích hay nó sẽ quay lại trong một thời điểm nào đó trong đời họ.
- Điều gì sẽ xảy ra nếu quá trình cai nghiện không có dấu hiệu tích cực.
Hàng loạt các suy nghĩ phát sinh trong đầu người nghiện gây ra cản trở thực sự cho quá trình cai nghiện. Thực tế, con người có phản xạ lo lắng và sợ sệt với những điều họ không rõ nên những suy nghĩ này là hoàn toàn dễ hiểu.
Tác động của những nỗi sợ trong quá trình cai nghiện
Mỗi người đều có nỗi sợ riêng trong một thời điểm cụ thể của đời người. Đó có thể là sợ cô đơn, sợ thất bại, sợ đau,… Với những người nghiện họ cùng lúc phải đối mặt với rất nhiều nỗi sợ khác nhau. Chính vì thế cách họ phản ứng với các tình huống bị chi phối mạnh bởi những nỗi sợ đó và khiến họ hành động không đúng với những gì tốt cho bản thân họ. Nỗi sợ bản thân nó là một phản ứng của não, đó là một cơ chế tự vệ cho mỗi người trước những nguy cơ có thể xảy ra. Nỗi sợ không tệ như phần lớn mọi người cho rằng đó là dấu hiệu của sự nhu nhược hay yếu đuối. Nó gây ra những phản ứng như :
- Nỗi sợ kích hoạt bộ não suy nghĩ nhanh hơn và cơ thể phản ứng tốt hơn, đồng thời tập trung hơn trước những tác nhân gây nguy hiểm.
- Nỗi sợ trong một số trường hợp khiến con người quyết định tốt hơn.
- Nỗi sợ có thể có thể cho bạn một khoảng lặng để suy nghĩ và cân nhắc rằng điều gì là tốt nhất cho họ.
Vấn đề là khi nỗi sợ đến quá nhiều cùng lúc như trường hợp của đa phần người nghiện, nó quá khó để kiểm soát và kết quả ta không còn làm chủ được hành động của bản thân nữa. Có thể nhiều người đã nói với họ rằng:” đừng để nỗi sợ ngăn cản bạn khỏi những gì họ nên làm”. Vì những lí do đó, một trong những rào cản lớn nhất để dẫn đến cai nghiện thành công chính là kiểm soát được nỗi sợ của bản thân.
Đừng ngần ngại khi nói về những nỗi sợ.
Trước khi tham gia bất kì chương trình cai nghiện nào, người nghiện nên trải lòng để tìm kiếm những sự trợ giúp về tâm lí từ những người tin cậy. Phần lớn người nghiện sẽ mắc kẹt trong suy nghĩ về những khó khăn và đau đớn trong quá trình cai nghiện có thể đem lại. Việc nói lên những suy nghĩ và những trăn trở của bản thân có thể giúp người nghiện đối mặt, vượt qua đồng thời kiểm soát những nỗi sợ của bản thân và không để nó làm cản trở quá trình cai nghiện. Mấu chốt ở đây là việc sợ hãi là bình thường khi nói tới cai nghiện, chính vì thế để can đảm đối mặt với nó là một trong những thử thách mà người nghiện phải vượt qua để hoàn toàn quay trở về cuộc sống lành mạnh.
Những biện pháp để đối phó với nỗi sợ.
Việc sợ hãi là không thể tránh khỏi, vì vậy thay vì trốn tránh, người nghiện cần phải đối mặt với nó. Bất kể bạn là ai và nỗi sợ lớn nhất của bạn là gì, bạn cũng cần học cách đối mặt hay chí ít là tìm sự trợ giúp từ người xung quanh để vượt qua nó. Bằng cách tìm hiểu nguyên nhân của nỗi sợ, người ta có thể tìm cách để xử lý và thoát khỏi những tác động xấu của nó:
- Nỗi sợ sau cai nghiện, đây là một phản ứng bình thường khi chất kích thích khống chế não họ và khiến họ sợ việc phải bỏ nó.
- Nỗi sợ thất bại, cai nghiện là quá trình gian khổ và sẽ có lúc người nghiện bị chậm lại trong quá trình đó, lúc này cần bình tĩnh và kiên nhẫn thay vì hoảng hốt và sợ sệt.
- Nỗi sợ bị đánh giá, phán xét, hiển nhiên đối bất kì người nghiện nào, họ phải lờ nó đi.
- Nỗi sợ đau đớn, bắt buộc người nghiện phải vượt qua nỗi sợ này nếu muốn có kết quả tốt trong quá trình cai nghiện.
Tất cả cần thời gian, để đối mặt với những nỗi sợ này cũng như thế, vì vậy những người xung quanh cần là chất xúc tác để thúc đẩy người nghiện vượt qua những nỗi sợ ấy.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác