ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Phòng tránh nghiện ma tuý bằng nguyên tắc tuyệt đối không tái sử dụng
1. Hiểu lý do tại sao người ta dùng ma túy. Việc tự cố gắng chữa bệnh có thể khiến người ta vướng vào ma túy. Từ đó họ bị kẹt trong vòng luẩn quẩn nghiện ngập do các triệu chứng cai thuốc. Để thoát khỏi ma túy, bước đầu tiên bạn cần làm là đối phó với triệu chứng thể chất thông qua các cơ sở y tế. Ở những nơi đó bạn có thể tham gia vào các chương trình hỗ trợ điều trị các triệu chứng cai thuốc (đôi khi nguy hiểm đến tính mạng), tiếp đó là xử lý các vấn đề về cảm xúc đã dẫn bạn đến với ma túy để che giấu nỗi đau tinh thần.
• Người sử dụng chất kích thích không phải là người “xấu xa” hoặc “phi đạo đức”.
• Người nghiện thường chỉ đơn giản là họ không thể “thoát khỏi ma túy”. Những cơn nghiện ma túy tác động lên não bộ của bạn, khiến bạn khó từ bỏ nó - tuy không phải là không thể.
2. Nhận ra những tác nhân kích thích. Nếu trước kia đã từng sử dụng ma túy, bạn hãy để ý những tác nhân kích thích bạn dùng ma túy. Những tác nhân này có thể bao gồm những dụng cụ chích hút, một nhóm bạn bè, một địa điểm nào đó, hoặc thậm chí là một bài hát mà bạn từng nghe khi sử dụng ma túy.
• Loại bỏ mọi tác nhân có khả năng xúi giục bạn sử dụng ma túy. Xóa bài hát đó trong máy nghe nhạc, vứt bỏ những ống giấy dùng để hút hít. Bạn sẽ ít có khả năng bị ma túy cám dỗ lần nữa nếu những tác nhân kích thích vĩnh viễn bị loại bỏ.
• Có thể bạn cũng cần tránh đến những nơi mà bạn đã từng đến và sử dụng ma túy. Việc này có thể là khó khăn, tuy nhiên nó sẽ giúp bạn ngăn chặn việc sử dụng ma túy.
3. Gia nhập hệ thống hỗ trợ phục hồi dựa vào gia đình hoặc cộng đồng. Sự hỗ trợ không những là yếu tố then chốt giúp bạn tránh xa ma túy mà còn thoát khỏi nó. Nhóm hỗ trợ có thể giúp ích nếu bạn đang đấu tranh để sống một cuộc sống không còn sự hiện diện của ma túy.
• Để tìm một nhóm hỗ trợ, bạn có thể nói chuyện với bác sĩ, chuyên gia tư vấn, tìm danh sách các nhóm hỗ trợ trong sổ điện thoại, đến các tổ chức tôn giáo hoặc các tổ chức giúp đỡ người nghiện của địa phương hay của quốc gia.
4. Thử dùng phương pháp “lướt qua khao khát.” Đây là bài tập chú tâm, giúp bạn cảm nhận và “xua đuổi” cơn thèm cho đến khi nó tan biến. Tưởng tượng bạn là vận động viên lướt sóng đang lướt qua cơn sóng thèm khát cho đến khi nó vỡ thành từng mảnh nhỏ, hiền lành và dễ xử lý. Kỹ thuật “lướt qua khao khát” tỏ ra có hiệu quả hơn là cố gắng phớt lờ hoặc kiềm chế cơn thèm.
• Tự nói với bản thân rằng có lẽ đây không phải là lần đầu tiên bạn trải qua cảm giác thôi thúc sử dụng ma túy. Cơn thèm khát đó trước đây có từng xảy ra chưa? Câu trả lời hầu như là “có”. Hãy tự nhắc nhở mình rằng rồi lần này nó cũng sẽ qua. Sự thôi thúc là có, nhưng bạn không phải tuân theo nó.
• Chú ý đến những ý nghĩ và giác quan của bạn khi trải qua sự thèm khát đó. Ví dụ, bạn có thể cảm thấy sự thôi thúc mãnh liệt xúi giục bạn dùng ma túy. Bạn có thể toát mồ hôi, ngứa ngáy hoặc bồn chồn. Ghi nhận những cảm giác đó. Tự nhủ rằng chúng chỉ là những ý nghĩ, rằng chúng không có quyền lực thực sự đối với bạn.
• Tập trung hít thở sâu trong khi đang “lướt qua khao khát”. Hít thở chậm và đều. Động tác này giúp bạn tập trung vào khoảnh khắc hiện tại thay vì chú ý đến cơn thèm.
5. Tự bảo mình chờ 10 phút. Nếu cơn thèm thuốc nổi lên mãnh liệt, bạn hãy trì hoãn bằng cách tự hẹn với mình chờ trong 10 phút. Chỉ 10 phút thôi, không hơn. Bạn có thể làm được. Khi đã hết 10 phút mà cơn thèm vẫn còn cồn cào, bạn lại bảo mình chờ thêm 10 phút nữa. Tiếp tục trì hoãn cho đến khi sự thèm khát qua đi. Cơn thèm sẽ qua nếu bạn có đủ thời gian.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác