ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Hai nỗi sợ phổ biến trong những người tham gia cai nghiện
Với tất cả những người nghiện, việc cai nghiện là một quá trình dài và khó khăn, một trong những thử thách họ phải vượt qua đó là kiểm soát nỗi sợ. Hai trong số những nỗi sợ điển hình của việc cai nghiện thứ nhất đó là sợ thất bại, thứ hai đó là nỗi sợ cuộc sống sau cai nghiện. Như đã đưa ra ở phần trên, nỗi sợ có thể tạo ra những hạn chế và ngăn cản quá trình điều trị cai nghiện. Ở khía cạnh tương tự, việc không nhận ra và chấp nhận đối mặt với nó có thể tăng nguy cơ tái nghiện. Bộ não hay thậm chí cả cơ thể mỗi người có xu hướng cần thời gian để thích nghi với những thay đổi, chính bản thân việc cai nghiện sẽ gây ra những thay đổi rất lớn cho cuộc sống của họ thế nên nó hình thành nỗi sợ kìm chân người nghiện trong quá trình cai nghiện.
Những nỗi sợ không quá khó để đối phó, người nghiện có thể xử lí nó bằng cách nhiều cách thay vì chạy chốn, hãy thành thực đón nhận và ngăn cản nó ngay từ trong trứng nước. Hai nỗi sợ dưới đây là hai nỗi sợ mà người nghiện dễ gặp phải nhất đồng thời cũng là những cách để vượt qua nó.
Nỗi sợ thất bại.
Tại những thời điểm nhất định trong quá trình cai nghiện. Người nghiện sẽ đối mặt với một vòng lặp suy nghĩ. Nó hình thành khi quá trình cai nghiện không có sự tiến triển hoặc tiền triển rất chậm. Họ sẽ đặt ra trong đầu những câu hỏi như: “ Liệu việc nghiện có phải là lời nguyền theo họ suốt đời? “, “điều gì sẽ xảy ra nếu mãi mãi không bỏ được thuốc?”… Hoặc những câu hỏi tương tự như thế. Câu trả lời cho những câu hỏi trên là rất khó tìm kiếm, nhưng hãy tự đặt ra những viễn cảnh nếu những điều tệ hại trên thực sự xảy ra:
- Người nghiện sẽ lại phải đi qua những đau đớn họ gặp phải khi cai nghiện.
- Họ sẽ đánh mất sự kiên nhẫn và niềm tin của những người xung quanh.
- Họ sẽ phải đứng trước các lựa chọn khác nhau và tất cả đều khó khăn hơn rất nhiều.
Kể cả khi bạn đã cố nhưng vẫn thất bại, hãy tìm kiếm những cách thức khác nhau, các công cụ và tài nguyên khác nhau từ các chuyên gia. Sự kiên trì là chìa khóa để giả quyết vấn đề này. Một điều khác cũng rất quan trọng là sự kiên định của người nghiện, hãy nhắc lại trong đầu rằng những gì có thể xảy đến khi họ thất bại và hãy nhớ lại lí do họ thực hiện cai nghiện.
Nỗi sợ những gì đến sau cai nghiện thành công.
Ở một khía cạnh khác, việc quá trình cai nghiện diễn ra quá suôn sẻ có thể gây cho người nghiện những sự bối rối và sợ hãi. Những người khác có thể tự hỏi rằng tại sao điều này có thể khiến người nghiện sợ sệt. Thế nhưng, nỗi sợ đó là có thật. Khi mọi thứ đang tiến triển tốt, họ sẽ đặt ra những viễn cảnh trong đầu khi cai nghiện thành công, những dự định bắt đầu hiện ra trong đầu họ, nhưng lập tức họ lại bị kìm chân bởi những suy nghĩ tiêu cực như thành kiến xã hội, lòng tự trọng bị tổn thương, những điều xảy ra trong quá khứ,…
Những suy nghĩ như sẽ ra sao nếu cuộc sống của họ sau cai nghiện vẫn sẽ là một nơi không khác gì trước đó. Việc cai nghiện có ý nghĩa gì không nếu sau đó là những dị nghị bàn tán và khiến họ không được thanh thản,… Ở trường hợp này, người nghiện cần sống chậm lại, hãy nghĩ những việc nhỏ họ có thể làm để cải thiện cuộc sống của bản thân sau cai nghiện. Đặt ra những kế hoạch ngắn hạn và thực hiện nó một cách từng bước từng bước một để đạt được các mục tiêu dài hạn. Vấn đề của người nghiện ở đây là họ suy nghĩ quá xa về những mục tiêu lớn và bị ám ảnh bởi sự khó khăn nó có thể mang lại.
Trong cuộc đời sẽ có lúc hạnh phúc tột cùng và sẽ có lúc ở tận đáy nỗi đau. Cuộc đời người nghiện cũng không phải ngoại lệ. Nhận ra được vấn đề này trong suy nghĩ của mình, hãy cứ giữ những mục tiêu lớn và triển khai nó thành những mục tiêu nhỏ, và bắt tay vào thực hiện nó, các lời khuyên này có thể có ích trong trường hợp trên:
- Lập những kế hoạch theo ngày với mục tiêu nhỏ và rõ ràng.
- Lập kế hoạch theo từng giai đoạn. Ví dụ như đặt mục tiêu theo tháng, quý hay năm và theo dõi tiến độ của nó.
- Hãy cứ mơ lớn, nhưng đừng quên là để đạt được điều đó thì công sức bỏ ra phải tương xứng.
Nỗi sợ là một phần thử thách trong cuộc chiến với chất kích thích. Hay với bất kì ai, không ai sống trên đời mà không sợ điều gì. Nhưng để nhận ra nó và vượt qua nó, đó mới thể hiện là con người có can đảm và nghị lực.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác