ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Những lí do để kiên trì trong quá trình cai nghiện
Người nghiện, đặc biệt là những ai đang tham gia cai nghiện cùng lúc sẽ phải đối mặt với rất nhiều nỗi sợ. Nó có thể hình thành ở các mức độ từ lo lắng đến bối rối, sau đó là ở mức cao hơn là nỗi ám ảnh và hoảng loạn. Một trong những nỗi sợ đó đến từ suy nghĩ rằng liệu cuộc sống của họ có tốt lên sau khi cai nghiện không, vì thế nó phát triển thành những suy nghĩ rằng liệu những việc mình đang làm để cố gắng cai nghiện có ý nghĩa gì không ? Những suy nghĩ này khiến họ tuyệt vọng trong suy nghĩ rằng đã quá muộn để làm những điều đúng đắn. Tuy nhiên luôn có tia sáng nơi cuối đường hầm.
Đầu tiên, hãy đánh giá tình trạng của bản thân.
Cần phải thẳng thắn rằng cai nghiện là một điều không hề đơn giản, nó rất đau đớn và cần tới một ý chí cực kỳ mạnh mẽ với nỗ lực bền bỉ mới có thể thu được kết quả như mong muốn. Những cơn đau thể xác, những triệu chứng phụ có thể phát sinh, những liệu pháp cai nghiện thực hiện hàng ngày khiến cho người nghiện cảm thấy phát ngấy. Đó còn chưa kể những suy nghĩ phát triển từ những cơn đau ấy có thể đánh gục ý chí của người nghiện bất kì lúc nào. Chưa kể đến việc cai nghiện xong người nghiện vẫn có thể vẫn phải đối mặt với các rối loạn khác. Một danh sách dài có thể được lập ra để liệt kê những khó khăn chờ đợi người cai nghiện.
Vậy tại sao lại cần thực hiện cai nghiện ? Hãy nghĩ đến mặt còn lại của vấn đề, nếu tiếp tục sử dụng nó, sức khỏe sẽ ngày càng tệ đi, tinh thần ngày càng suy sụp, giống như sống chỉ đợi ngày để chết. Hãy nghĩ đến những người vẫn còn yêu quý mình, những người bất chấp hoàn cảnh vẫn có thể tha thứ và bỏ qua chỉ đến chứng kiến mình trở nên tốt hơn, hãy nghĩ rằng việc thực hiện cai nghiện không chỉ là chiến đấu cho mình mà còn là chiến đấu cho họ. Việc cai nghiện sẽ mở ra một cơ hội làm lại cuộc sống cho người nghiện, giúp chuộc lại những gì đã mất, việc những đau đớn phải trải qua trong quá trình cai nghiện giống như cái giá phải bỏ ra để có được cuộc sống tốt đẹp hơn.
Có rất nhiều lí do để từ bỏ nghiện.
Để vượt qua những lo lắng rằng điều gì xảy ra sau cai nghiện, cuộc sống có tốt lên không, người nghiện cần tập trung vào những thứ họ đã bỏ lỡ trong quá trình nghiện ngập. Những điều có thể làm khi tỉnh táo, những điều tích cực khác có thể là động lực để người nghiện bước mạnh mẽ trong quá trình cai nghiện của mình.
Hãy liệt kê những lí do để từ bỏ trong đầu, ghi nhớ nó cùng với những thứ tốt đẹp có thể đến sau cai nghiện. Khi khó khăn hay đau đớn đến, hãy nghĩ về những điều đó, ngay khi quyết định bỏ cuộc hãy nghĩ về lí do mình bắt đầu.
Tạo động lực từ những ước ao của bản thân.
Hãy nghĩ về giấc mơ và nguyện vọng của bản thân. Kể cả khi nó có phi thực tế tại thời điểm hiện tại, nhưng nó sẽ là điều hướng người nghiện đến những điều tích cực hơn. Hãy đặt những mục tiêu nhỏ và thực hiện nó để đạt được những điều lớn hơn, cuộc đời không thể biết trước chuyện gì sẽ xảy ra và không ai đi đánh thuế ước mơ cả.
Tận tâm với một mối quan hệ mà người nghiện cho là đặc biệt.
Hãy dành một khoảnh khắc để nghĩ về người thực sự quan trọng trong cuộc đời của bạn, một mối quan hệ đặc biệt không giống như những mối quan hệ khác. Hãy nghĩ đến những cách làm mối quan hệ đó trở nên tốt đẹp hơn. Đặt ra viễn cảnh nếu mình còn tiếp tục nghiện ngập thì mối quan hệ đó sẽ trở nên như thế nào? Đừng đòi hỏi từ phía đối phương, hãy tập trung vào công việc và mục tiêu của mình để phấn đấu và trở thành người tốt hơn.
Tìm những cách để đối phó với các nỗi đau thể xác.
Những nỗi đau thể xác trong quá trình cai nghiện là không thể tránh khỏi kéo theo đó là những nỗi đau khác về tinh thần. Có một điều có thể làm nên sự khác biệt đó là dù người nghiện không thể tránh được những nỗi đau thể xác nhưng họ có thể làm dịu nó bằng cách giữ cho mình một sức khỏe tinh thần lành mạnh. Hãy đừng ngần ngại để mở lòng nói chuyện với người khác về những khó khăn của bản thân, đừng chần chừ thực hiện những thay đổi để hướng về cuộc sống tích cực. Bằng việc tham gia các hoạt động như thiền, yoga hay bất kì hình thức cải thiện sức khỏe tinh thần nào khác đều có thể tạo ra những chuyển biến lớn lao lên thể trạng của người nghiện.
Tham khảo lời khuyên từ các chuyên gia.
Gốc rễ của hầu hết các vấn đề đều đến từ sự thiếu hiểu biết. Việc cơ thể chịu đau đớn và cơ chế sinh tồn được kích hoạt để làm bất kì điều gì có thể để dừng cơn đau, đây cũng giống như cơ chế của những cơn nghiện. Việc nhận ra được và chống lại những phản xạ vô điều kiện ấy sẽ tạo ra sự khác biệt. Người nghiện không thể tự nhiên mà làm được điều đó, vì vậy họ có các chuyên gia để giúp họ trong hoàn cảnh ấy. Hãy thành thực dãi bày những vấn đề mình gặp phải trong quá trình cai nghiện để những chuyên gia có kinh nghiệm có thể biết và tìm hướng giải quyết có lợi và phù hợp nhất cho mỗi cá nhân.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác