ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Kiểm soát căng thẳng
Sự căng thẳng (stress) là một thực tế của cuộc sống. Cho dù chúng ta có thể trải qua một thời gian dài không có sự căng thẳng, tuy nhiên, căng thẳng cũng thực sự cần thiết. Căng thẳng là cách thức chúng ta phản ứng lại với stress có thể ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của chúng ta.
Stress được định nghĩa là bất kỳ sự thay đổi nào mà chúng ta phải thích ứng. Bao gồm các sự kiện cuộc sống khó khăn (mất mát, đau ốm) và thường là những điều xui xẻo. Bắt đầu một công việc mới hoặc đi nghỉ mát là những sự kiện vui vẻ, nhưng chúng cũng là những thay đổi, cũng được coi là stress, đòi hỏi sự thích nghi.
Học cách đối phó hiệu quả với stress có thể làm dịu cơ thể và tâm trí của chúng ta. Thiền và các phương pháp thư giãn khác, tập thể dục, dự đoán trước tình huống … là tất cả các kỹ thuật hữu ích để giảm tác động tiêu cực của stress.
Stress có thể có lợi. Đó là bởi vì các giai đoạn căng thẳng của stress kích hoạt các hóa chất cải thiện trí nhớ, tăng cao năng lượng, tăng cường sự tỉnh táo và năng suất làm việc. Nhưng nói chung căng thẳng mạn tính ảnh hưởng đến sức khoẻ chúng ta. Về thể chất, nó có thể làm tăng nặng chứng đau nửa đầu, loét dạ dày, căng cơ và mệt mỏi. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng stress mạn tính làm tăng gấp đôi nguy cơ bị nhồi máu cơ tim.
Sự căng thẳng liên tục cũng ảnh hưởng đến chúng ta về cảm xúc và trí tuệ, và có thể gây ra:
- Giảm tập trung chú ý và trí nhớ.
- Sự nhầm lẫn.
- Mất khiếu hài hước.
- Lo âu.
- Giận dữ.
- Cáu gắt.
- Sợ hãi.
Mối liên hệ giữa căng thẳng và bệnh tâm thần vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng người ta biết rằng căng thẳng có thể là yếu tố thuận lợi làm phát sinh một giai đoạn bệnh tâm thần.
Quản lý Stress.
Thứ nhất, quan trọng là nhận biết (các) nguyên nhân gây ra căng thẳng. Các sự kiện như cái chết của một người thân yêu, bắt đầu một công việc mới hoặc chuyển nhà.
Tuy nhiên, nhiều căng thẳng đến từ bên trong chúng ta. Cách chúng ta giải thích những điều - một cuộc trò chuyện, một bài đánh giá về hiệu suất, thậm chí là một cái nhìn - xác định xem cái gì đó đã trở thành một stress. Nhìn nhận sự việc theo chiều hướng tiêu cực, nơi chúng ta tập trung vào việc tự phê bình và phân tích quá bi quan, có thể biến một phán xét vô tư thành nguồn gốc chính của sự căng thẳng.
Hiểu được nguồn gốc stress của bạn có thể giúp bạn quyết định một hành động. Những căng thẳng từ bên ngoài, như sự mất mát hay thay đổi nghề nghiệp, có thể nguôi ngoai theo thời gian cùng với sự hỗ trợ của gia đình và bạn bè. Những căng thẳng bên trong, gây ra bởi sự giải thích tiêu cực của chúng ta, đòi hỏi sự thay đổi thái độ và hành vi.
Mục tiêu của quản lý căng thẳng "phản ứng thư giãn". Đây là quá trình làm dịu tâm lý và tâm lý cơ thể khi chúng ta nhận thấy rằng sự nguy hiểm, hoặc sự kiện căng thẳng đã qua.
Dưới đây là một số mẹo để kích hoạt phản ứng thư giãn.
Tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn - Thực hành thiền hay hít thở mỗi ngày có thể giảm căng thẳng mạn tính và sắp xếp triển vọng của bạn một cách tích cực hơn. Chỉ cần có được thói quen thở tốt thì cũng đã có thể cải thiện cả tinh thần và thể chất của bạn.
Đặt mục tiêu thực tế - Một số người cần phải học cách nói. Đánh giá lịch trình của bạn và xác định các nhiệm vụ hoặc hoạt động mà bạn có thể làm hoặc nên buông bỏ. Đừng tự động tình nguyện làm điều gì đó cho đến khi bạn đã cân nhắc việc đó thực sự khả thi.
Tập thể dục - Bạn không phải tập luyện marathon, nhưng tập thể dục thường xuyên, vừa phải giúp giảm căng thẳng, cải thiện giấc ngủ và lòng tự tin. Tập thể dục là một thói quen rất quan trọng.
Tận hưởng cuộc sống- Dành thời gian cho sở thích bản thân là một cách tuyệt vời để kết nối và nuôi dưỡng sự sáng tạo của bạn.
Hình dung - Các vận động viên đạt được kết quả bằng cách hình dung mình vượt qua đường đích đầu tiên. Sử dụng kỹ thuật tương tự để thực hành "nhìn thấy" thành công cao nhất trong tâm trí của mình.
Duy trì lối sống lành mạnh - Chế độ ăn uống tốt là điều trước hết cần phải làm khi chúng ta cảm thấy căng thẳng. Làm một bữa ăn thay vì mua một món đồ sẵn có có vẻ tốt hơn cho bạn.
Nói về stresss - Chia sẻ khó khăn rắc rối của bạn với một người mà có thể giúp bạn đưa mọi thứ vào quan điểm và cảm thấy rằng bạn không cô đơn. Đồng thời, bạn cũng có thể tham khảo nhiều cách khác để quản lý căng thẳng hiệu quả.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác