ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Tư vấn trong điều trị nghiện METH
Can thiệp nhanh (Brief Intevention)
Các can thiệp nhanh thường dựa vào cơ hội gặp mặt chuyện trò về việc sử dụng METH, tranh thủ nhắc đến động cơ để thay đổi hành vi sử dụng METH, đưa ra những lựa chọn để thay đổi, khơi gợi những động cơ tiềm ẩn trong khi khám xét và hỏi bệnh. Mục tiêu của can thiệp nhanh được tóm tắt theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 3: Mục tiêu của can thiệp nhanh
Can thiệp nhanh thúc đẩy sự thay đổi. Chỉ một tư vấn nhỏ có thể mạng lại thay đổi đáng kể. Ví dụ 5 phút có giá trị tác động như 20 phút.
Tiêu chuẩn vàng hiện tại của điều trị rối loạn do sử dụng và nghiện METH là can thiệp nhanh. Loại can thiệp này ra đời và được thử nghiệm tại Australia (Baker, 2003). Sự kết hợp hai hoặc bốn buổi phỏng vấn tạo động lực và trị liệu nhận thức hành vi (CBT) đã phát hiện là làm tăng đáng kể tỉ lệ người nghiện METH giữ sạch với METH sau sáu tháng (Baker, 2003; 2005). Trong sáu tháng theo dõi, gần một nửa nhóm can thiệp theo cách này đã giữ sạch so với chỉ có 30% của nhóm chỉ nhận được một cuốn sách tự giúp đỡ với những thông tin tương tự. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, tất cả các nhóm đều giảm sử dụng ma túy đáng kể. Các tác giả cho rằng việc đánh giá kỹ lưỡng và theo dõi thường xuyên có thể giúp giảm sử dụng trong số những người nghiện METH.
Phỏng vấn tạo động lực (motivating interviewing-MI)
Phỏng vấn tạo động lực là kĩ thuật có thể áp dụng để hỗ trợ thay đổi đối với nhiều hành vi tiêu cực khác nhau. Đây là hình thức tư vấn nhằm mục đích hỗ trợ các quyết định của bệnh nhân trong quá trình thay đổi các hành vi có hại. Có thể dễ dàng kết hợp trong quá trình tư vấn. Phỏng vấn tạo động lực có thể hữu ích với người có “dự định” thay đổi hành vi nhưng vẫn có thể còn mâu thuẫn trong tư tưởng. Kỹ thuật này có ích vì người bệnh đến với tư vấn viên với nhiều vấn đề khó khăn khác nhau. Nhưng nhiều người bệnh không nhìn nhận được mối liên quan giữa việc sử dụng ma túy với những khó khăn mà họ muốn thảo luận. Phỏng vấn tạo động lực có thể tạo động lực để họ bắt đầu suy nghĩ về việc sử dụng ma túy và xây dựng ý chí quyết tâm thay đổi. Phỏng vấn tạo động lực có thể giúp người bệnh hiểu lý do họ muốn thay đổi. Phỏng vấn tạo động lực có thể giúp tư vấn viên áp dụng can thiệp phù hợp với người bệnh, dựa trên giai đoạn thay đổi hành vi của người bệnh.
Với động cơ thay đổi ở các mức độ khác nhau, phỏng vấn tạo động lực có thể giúp người bệnh đạt được và duy trì mục tiêu của mình. Phỏng vấn tạo động lực là phương pháp trao đổi thông tin trực tiếp, lấy người bệnh làm trung tâm, nhằm mục đích giúp người bệnh tìm hiểu và giải quyết được sự mơ hồ, mâu thuẫn trong tư tưởng của họ về việc sử dụng METH, sau đó chuyển tới giai đoạn tiếp theo trong quá trình thay đổi hành vi. Phương pháp này đặc biệt hữu dụng khi làm việc với người bệnh trong giai đoạn dự định, tuy nhiên những nguyên lý và kĩ năng của nó thì quan trọng đối với người bệnh ở tất cả các giai đoạn.
Phỏng vấn tạo động lực dựa trên sự hiểu biết rằng:
- Điều trị hiệu quả sẽ hỗ trợ cho quá trình thay đổi tự nhiên
- Tư vấn viên có thể giúp người bệnh có thêm động lực để thay đổi hành vi của họ
- Phong cách của một phương pháp can thiệp sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả của phương pháp can thiệp đó. Ví dụ tư vấn với sự thấu cảm thường mang lại hiệu quả cao hơn hình thức tư vấn không thấu cảm
Đối với những người bệnh đã có động lực lớn để thay đổi, phỏng vấn tạo động lực giúp người bệnh đạt được các mục tiêu giữ sạch với METH mà người bệnh tự đề ra.
Dự phòng tái nghiện (contingency management)
Dự phòng tái nghiện bao gồm tư vấn cho người bệnh nhận biết trước khi nào thì họ đang có xu hướng tái nghiện để có thể quay ngược lại. Quá trình tái nghiện không phải chỉ bắt đầu khi người bệnh bắt đầu sử dụng lại METH- nó là cả một quá trình dài được bắt đầu từ trước đó. Nếu được giáo dục thì người bệnh có thể nhận biết dễ dàng những dấu hiệu cảnh báo/yếu tố cám dỗ dẫn tới tái nghiện. Các dấu hiệu cảnh báo/yếu tố cám dỗ này là những trạng thái cảm xúc, cảm giác và hành vi tiêu cực, cơn thèm nhớ. Thông thường, người bệnh có thể nhận biết những ví dụ về những thay đổi này và, vì vậy, họ có thể hiểu được quá trình tái nghiện xảy ra như thế nào.
Tái nghiện cần phải được hiểu như là một phần tự nhiên của quá trình thay đổi hay là một cơ hội để học hỏi. Thay vì dựa vào sức mạnh ý chí của người bệnh, hướng dẫn dự phòng tái nghiện cần tập trung vào sức mạnh kĩ năng. Người tư vấn cần giúp người bệnh thêm tự tin vào khả năng của bản thân. Sự tự tin vào khả năng của bản thân được định kĩ năng cụ thể giúp người bệnh sau cai đối phó với từng tình huống nguy cơ cụ thể. nghĩa là mức độ mà một người nào đó cảm thấy họ có đủ khả năng thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Mức độ tự tin vào khả năng của bản thân cao là yếu tố dự báo kết quả điều trị tốt hơn.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác