ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Việc các thành viên gia đình nên làm khi có người nghiện chất kích thích
Để có thể cai nghiện thành công, người nghiện cần sự trợ giúp rất lớn từ nhiều phía, đặc biệt là gia đình.
Việc thành viên trong gia đình là người nghiện có ảnh hưởng lên tất cả khía cạnh của cuộc sống gia đình không trừ một ai. Không ai có thể ngồi yên khi có người thân ngày đêm chìm sâu trong cơn nghiện.
Về phía bản thân người nghiện.
Thật khó để mô tả được hết các hệ quả của việc trong gia đình có người nghiện gây ra. Ủy ban phòng chống tác hại ma túy đưa ra những hệ quả cơ bản như :
- Mất cân bằng tài chính dẫn đến vay mượn, làm xấu đi các mối quan hệ trong gia đình cũng như ngoài xã hội.
- Các hành vi xấu như trộm cắp hoặc tệ hơn là tham gia vào các tệ nạn xã hội có liên quan đến ma túy.
- Thờ ơ với gia đình.
- Ở chiều ngược lại, họ là gánh nặng cho gia đình cả về vật chất lẫn tinh thần.
Với người nghiện, họ cần phải nhìn nhận được những tác động ấy. Hãy nhìn nhận lại bằng cách dừng lại một khoảnh khắc, có thể là tránh xa không khí ngột ngạt mình gây ra cho chính gia đình. Bình tĩnh lại để ngẫm xem chất kích thích đã lấy đi những gì để làm động lực tham gia cai nghiện.
Người thân trong gia đình cần làm gì ?
Đến thời điểm mà gia đình nhận ra ảnh hưởng của người nghiện lên từng thành viên là lớn như thế nào. Để có thể giảm thiểu những ảnh hưởng này, bạn có thể thực hiện một sô bước sau:
1. Hãy giảm sự quan tâm đến người nghiện đi một chút.
Đây có thể là bước khó nhất cho bất kì ai. Nhưng việc cố kiểm soát thứ gì đó bạn không thể kiểm soát nổi có thể gây hại cho bản thân.
- Hãy chấp nhận sự thật người thân là người nghiện.
- Hãy tự nhủ bản thân là mình đã cố gắng hết sức để thay đổi họ.
- Chấp nhận rằng mình không thể giúp được gì hơn .
Điều quan trọng là kiên định với cách nhìn của bạn. Ngược lại bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, áp lực vì nỗi sợ những điều xấu sẽ xảy ra với người thân mình.
2. Giữ cho bản thân lối sống lành mạnh.
Việc bạn dành quá nhiều thời gian lo lắng cho người khác khiến bạn dễ dàng quên mất những điều đơn giản hàng ngày mà cần thiết cho bản thân. Bạn có thể cảm thấy căng thẳng, ăn uống thiếu kiểm soát, không thể giành thời gian cho bản thân nhiều như trước kia. Vì vậy, để có thể lo cho người khác, trước hết vẫn là phải lo cho bản thân mình.
- Việc duy trì chế độ luyện tập là rất quan trọng để duy trì vóc dáng cũng như tâm trạng sảng khoái.
- Các công việc ngoài giờ ngoài trời có thể giúp bản xả stress.
- Một thực đơn cân đối giúp bạn giảm thiểu tối đa những tác nhân có hại cho sức khỏe.
3. Tự khuyến khích bản thân.
Bất kể quan hệ với người thân bạn có xấu đi như thế nào, bạn cần tự bảo vệ sức khỏe tinh thần cho bản thân. Những ai thường xuyên ở trạng thái căng thẳng rất dễ tìm đến chất kích thích. Khi mà bạn đã không thể bảo vệ bản thân khỏi chất kích thích thì không thể đòi hỏi người thân bạn điều tương tự
- Hình thành một danh sách những người đáng tin cậy để có thể chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống.
- Tìm các liệu pháp tâm lí có thể giúp được người nghiện.
- Trấn tĩnh lại trước các tình huống khó xử để có thể tìm ra cách giải quyết tốt nhất.
4. Không ngừng nỗ lực .
Cả 3 điều trên là tất cả gì bạn có thể làm trong hiện tại để chiến đấu với thực tại cay đắng rằng gia đình có thành viên là người nghiện. Không ai xứng đáng sống trong hoàn cảnh đó cả. Hãy cân nhắc những gì mình có thể giúp và làm nó hết khả năng, và đừng để sự thật đó làm ảnh hưởng đến các kế hoạch của bạn.
- Đừng tự nhận toàn bộ trách nhiệm chăm sóc người nghiện.
- Đừng cố gắng kích động người nghiện trong bất kì hoàn cảnh nào.
- Đừng cố gắng quá mức, hãy đặt một mức giới hạn cho bản thân.
- Tập trung vào xây dựng mối quan hệ với tất cả mọi người.
- Hãy nhìn nhận vấn đề một cách công bằng với bản thân, cuộc chiến với nghiện ngập không phải của riêng bạn.
Bằng các bước này bạn vừa có thể đảm bảo cuộc sống cho bản thân mình cũng như hỗ trợ hết sức cho người nghiện.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác