ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Các dấu hiệu ban đầu của tái nghiện
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới tái nghiện. Chính vì vậy, việc biết được những nguyên nhân có thể gây tái nghiện nên được coi là một phần quan trọng trong quá trình cai nghiện. Không khó để nhận ra những dấu hiệu của việc tái nghiện và khi những dấu hiệu trở nên rõ ràng thì việc cần làm là hành động trước khi mọi công sức cai nghiện trước đó trở thành vô nghĩa.
Đa phần những người đang thực hiện tốt và có được kết quả trong quá trình cai nghiện thường có suy nghĩ rằng có thể dừng các liệu pháp điều trị ngay bây giờ vì tình trạng của mình đã ổn định. Đây là một quyết định rất sai lầm và là mầm mống cho việc tái nghiện. Duy trì những thói quen tốt, các liệu pháp điều trị và biến chúng trở thành một phần của cuộc sống là cách tốt nhất để giảm khả năng tái nghiện. Có lẽ không cần nhắc lại về sự khó khăn trong quá trình cai nghiện, vì thế thành quả của nó cần được bảo vệ một cách thật sự nghiêm túc. Những người xung quanh, người thân và cả người cai nghiện cần có ý thức rõ ràng trước các mối nguy hại sau cai nghiện và tìm cách hạn chế rủi ro đó ở mức thấp nhất có thể.
Tái nghiện thường xuất hiện trong những hoàn cảnh và môi trường khi người nghiện bị đẩy vào tình huống khó kiểm soát cảm xúc và hành vi. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng những dấu hiệu sau có thể là khởi phát cho sự tái nghiện:
- Người nghiện nghi ngờ bản thân về khả năng duy trì sự tỉnh táo.
- Các hoạt động cai nghiện và các thói quen tốt bị đình trệ.
- Các dấu hiệu của sự căng thẳng và mệt mỏi.
- Người nghiện tỏ ra tự ti và thiếu sức sống.
- Xa lánh các hoạt động tập thể và ngại giao tiếp xã hội.
- Các thói quen hàng ngày thay đổi như giờ giấc ăn uống, ngủ nghỉ, vệ sinh cá nhân, v.v.
- Tiếp xúc những người có thói quen sử dụng chất kích thích.
- Thể hiện quan điển rằng mình tự tin một cách quá mức về việc sẽ không bao giờ gặp phải vấn đề với chất kích thích một lần nữa.
- Cảm xúc thay đổi một cách bất thường và không thể đoán trước.
Các con đường dẫn đến tái nghiện rất khó lường, đôi khi ngay cả việc ở trong một trạng thái tốt cũng khiến con người ta chủ quan và dẫn đến tái nghiện. Vì vậy, điều quan trọng là phải có chuẩn bị trước về tâm lí và cách thức đối phó, không chỉ với việc cai nghiện mà cả với việc tái nghiện.
Vậy ta nên làm gì khi nhận thấy các dấu hiện trên?
Cai nghiện không chỉ là dành lại quyền kiểm soát cuộc sống của bản thân. Trên thực tế, để cai nghiện một cách hiệu quả, con người ta cần phải tập chấp nhận một thực tế rằng không thể kiểm soát mọi thứ một các hoàn hảo. Tuy nhiên, với những công cụ, tầm nhìn và sự hỗ trợ đúng đắn từ người thân, những chuyên gia, v.v người nghiện sẽ hạn chế được tối đa khả năng tái nghiện.
Khi ta nhận thấy dấu hiệu người thân hoặc chính mình đang đứng trước nguy cơ tái nghiện, đây là lúc tìm đến những sự giúp đỡ từ những người đã từng bên ta trong quá trình cai nghiện. Lúc này, điều quan trọng nhất cần làm là kiểm tra lại tất cả mọi mặt của cuộc sống hiện tại, điều gì đã và đang diễn ra không đúng như tính toán, lí do gì khiến các dấu hiệu ấy lại xuất hiện trở lại, cũng như cố gắng duy trì những thói quen tốt đã có. Sau khi đã xác định được những thứ đang đi không đúng hướng, tiếp theo việc cần làm đó là tìm đến sự tư vấn từ những người xung quanh, những người có kiến thức chuyên môn, đặc biệt là những người đã từng hỗ trợ trong quá trình cai nghiện trước đó vì đó là người đã từng nắm bắt được và hiểu những vấn đề của người nghiện.
Cuối cùng, việc kiên quyết và tỉnh táo trong suốt quá trình cai nghiện và giải quyết những tác nhân gây tái nghiện là điều kiện bắt buộc để người nghiện có thể thực sự trở lại cuộc sống bình thường.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác