ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Chăm sóc sau cai nghiện: Những cách ứng phó để tránh tái nghiện
Sau một thời gian dài chìm trong nghiện ngập, hồi phục hoàn toàn chắc chắn cần một quá trình dài - gần như suốt đời. Một số người cho rằng nghiện không thể điều trị khỏi hẳn. Nghiện ma túy được xem như bệnh tâm thần hoặc tổn thương não mạn tính.
Người nghiện có thể tái nghiện sau khi cai.
Tuy nhiên, bệnh này có thể được khống chế trong suốt quãng đời còn lại của người nghiện. Người nghiện có thể học cách để đối mặt với những cơn nghiện và hướng tới xây dựng lối sống không ma túy.
Chăm sóc sau cai bao gồm tất cả những việc mà người nghiện phải làm sau khi giải độc thành công. Quá trình cai nghiện không dừng lại khi đã ngưng sử dụng hoàn toàn. Cai nghiện là một quá trình liên tục nhằm xây dựng lối sống lành mạnh, không phụ thuộc chất gây nghiện. Thực tế, đã có rất nhiều người được cho là cai nghiện thành công nhưng sau đó đã quay trở lại con đường nghiện ngập - từ 40% đến 60%.
Chương trình cai nghiện của chúng tôi bao gồm cả những hướng dẫn giúp người nghiện ứng phó đúng cách với những tác nhân có thể dẫn đến tái nghiện.
Những cách ứng phó lành mạnh với tác nhân gây nghiện.
Tại trường học, chúng ta ít được học cách ứng phó với những khó khăn trong cuộc sống. Các bậc phụ huynh cũng ít khi có thời gian dạy con mình điều đó, thậm chí bản thân phụ huynh cũng chưa được dạy về lĩnh vực này. Bất cứ ai khi phải gánh vác quá nhiều áp lực tài chính, chịu quá nhiều tổn thương tâm lý, bị lạm dụng hoặc gặp phải một số vấn đề khác, thường sẽ tìm mọi cách để xoa dịu sang chấn. Nhưng tổn thương mà họ gặp phải.
Tránh các tác nhân gây nghiện.
Cách ứng phó lành mạnh sẽ giúp người nghiện không giải quyết những vấn đề gặp phải trong cuộc sống bằng cách sử dụng ma túy/ rượu nữa. Người nghiện sẽ được tư vấn về các vấn đề như:
- Thể dục/tăng cường thể chất.
- Chế độ ăn uống khoa học.
- Đối phó, tránh các nguy cơ dẫn đến cơn thèm nhớ ma túy/rượu.
- Thiết lập mối quan hệ lành mạnh.
- Luyện tập các kỹ năng nhằm giảm bớt căng thẳng và kiềm chế stress.
- Tập viết sách báo hoặc đọc sách báo.
- Trở thành người trợ giúp cai nghiện cho người khác.
Còn có nhiều kỹ năng ứng phó khác mà mỗi người nghiện có thể áp dụng để cai nghiện thành công. Tạo một lối sống thể chất lành mạnh luôn luôn quan trọng; lối sống bao gồm thể dục và ăn uống lành mạnh. Điều này phụ thuộc vào từng cá nhân để chọn lựa những bài tập phù hợp, chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Ngay tức khắc hãy viết danh sách những điều có thể giúp bạn giảm thiểu stress. Thường xuyên xem lại danh sách này nhiều lần để bạn luôn nắm được phương án tốt nhất khi đối mặt với stress. Việc chuẩn bị như trên sẽ không chỉ giúp bạn thành công mà còn tạo nên một ‘lá chắn tinh thần’ giúp bạn vượt qua mọi chướng ngại trong việc cai nghiện.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác