ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Vượt qua cơn nghiện ma tuý đá bằng cách duy trì sự phục hồi khi đã ngưng sử dụng
1. Lưu trú tại nhà phục hồi. Sau khi hoàn thành chương trình điều trị nội trú, có thể lúc đầu bạn nên cân nhắc ở trong nhà phục hồi một thời gian. Các trung tâm kiểu này thường được giới thiệu như nhà sống tỉnh táo hoặc nhà chuyển tiếp. Những cơ sở này có thể làm cầu nối giữa cơ sở điều trị nội trú và thế giới bên ngoài. Bạn có thể học thêm về cách ngăn ngừa tái nghiện ở những ngôi nhà này trước khi quay trở lại môi trường cũ.
• Những chương trình này thường thuộc tư nhân và có thể khá tốn kém. Bạn cần kiểm tra để biết bảo hiểm có thanh toán cho những chương trình này không. Các lựa chọn khác là đề nghị được hỗ trợ tài chính từ các dịch vụ xã hội, nhà thờ hoặc đoàn mục sư ở địa phương, hoặc thu xếp để trả bằng tiền túi của mình.
2. Tìm trên mạng các nhóm hỗ trợ ở địa phương. Bạn nên ưu tiên việc này và làm ngay sau khi hoàn tất đợt điều trị. Thực ra lo sẵn việc này trước khi đợt điều trị kết thúc sẽ có ích hơn vì bạn có thể tham gia vào ngay mà không để chậm trễ. Gia nhập nhóm hỗ trợ là điều cực kỳ quan trọng nhằm tránh tái nghiện. Kiểm tra xem có các nhóm Người nghiện ma túy đá ẩn danh hoặc Người nghiện Narcotics ẩn danh ở địa phương mà bạn có thể gia nhập không. Bạn cũng có thể nhờ sự giới thiệu từ bác sĩ, bạn bè hoặc các tổ chức công tác xã hội.
• Giao lưu với những người đang phục hồi sau cai nghiện trong một môi trường hỗ trợ sẽ giúp ích cho bạn khi trở lại cuộc sống bình thường.
• Tham gia vào nhóm hỗ trợ ngay cả khi bạn đang ở trong nhà phục hồi là rất quan trọng. Nhờ đó bạn sẽ dần quen khi trở về nhà.
• Khi bạn đã cảm thấy khá hơn, lại có những vấn đề khác bạn cũng cần chú ý. Trong suốt giai đoạn chuyển tiếp, có thể bạn nghĩ rằng bỏ vài buổi gặp gỡ cũng không sao. Tuy nhiên đó không phải là ý tưởng sáng suốt và có thể phá hỏng thành quả của bạn.
3.Tránh các tác nhân kích thích. Khi đang trong thời kỳ hồi phục, bạn vẫn cần tránh bạn bè và nơi chốn mà bạn từng tới khi dùng ma túy đá. Môi trường và những con người đó có khả năng là tác nhân kích thích mạnh mẽ đối với bạn. Vì vậy tránh né những tác nhân đó là đặc biệt quan trọng trong vài năm đầu trong quá trình hồi phục. Đây là một số cách để tránh các yếu tố khiến bạn tái nghiện:
• Tránh các quán bar và câu lạc bộ. Ngay cả khi bạn không phải chống chọi với alcohol, nhưng rượu có thể giảm khả năng kiềm chế, đồng thời khả năng suy xét của bạn cũng bị sút kém. Hơn nữa bạn có thể chạm mặt bạn bè cũ ở đó hoặc lại được mời ma túy đá.
• Bạn cần trung thực với bác sĩ khi chữa bệnh. Bạn đừng xấu hổ về tiền sử của mình mà nên ưu tiên việc tránh tái nghiện. Nếu cần điều trị bệnh hoặc chữa răng, bạn nên tìm một chuyên gia y tế có thể kê các loại thuốc thay thế hoặc giảm thiểu lượng thuốc để giúp bạn dễ chịu hơn nhưng không kích thích tái nghiện.
4. Tập luyện làm giảm stress. Stress có thể kích thích cơn thèm thuốc, tuy nhiên bạn không thể tránh mọi áp lực. Do đó, quan trọng là bạn biết cách kiểm soát áp lực để nó không trở nên ngột ngạt và khiến bạn nghiện lại. Sau đây là vài việc bạn có thể làm để giảm stress:
• Tập thể dục: Đi bộ, chạy, đạp xe, làm vườn, bơi, thậm chí dọn dẹp nhà cửa cũng có ích.
• Ghi chép: Dành 10 -15 phút một ngày để ghi lại các sự kiện gây áp lực trong ngày. Việc này có thể giúp ích nếu sau khi viết về các sự kiện đó, bạn viết lại cái kết theo cách mà bạn mong muốn. Bạn hãy viết như thể nó thực sự xảy ra ở thời hiện tại. Như vậy là bạn đã kết thúc bài tập viết với một nốt nhạc lạc quan.
• Nói chuyện: Cho dù muốn cười, muốn khóc hoặc chỉ là xả stress, bạn hãy tìm một người bạn, một chuyên gia tư vấn hoặc một mục sư, những người luôn sẵn sàng nói chuyện với bạn.
• Làm điều mình thích: Tìm một hoạt động mà bạn thực sự thấy hứng thú và dành thời gian cho nó. Đó có thể là bất cứ hoạt động lành mạnh nào mà bạn thích như làm vườn, chơi với con, đi tản bộ, đi ăn nhà hàng, làm bánh hoặc thậm chí chỉ cần ngồi ngoài trời một lúc để hít thở không khí trong lành. Nếu hoạt động đó là lành mạnh và khiến bạn thích thú, bạn hãy tìm đến nó.
• Thiền: Ngồi ở một nơi yên tĩnh, hít vào bằng mũi và để không khí đi vào bụng. Sau đó thở ra bằng miệng và để không khí từ bụng thoát ra ngoài. Khi ngồi thiền, bạn hãy tập trung vào hơi thở. Đây là bài tập thiền giúp giảm stress.
• Yoga: Ghi tên vào một lớp học yoga hoặc mua vài dĩa DVD dạy yoga để giảm stress.
5. Lập một kế hoạch tránh tái nghiện. Đôi khi cơn thèm ma túy đến rất dữ dội, bất kể bạn làm gì. Vì thế quan trọng là bạn phải biết chính xác về việc cần làm khi cơn thèm kéo đến. Sau đây là một số phương pháp đối phó mà bạn có thể lấy làm một phần trong kế hoạch của mình:
• Suy nghĩ một cách tích cực khi đương đầu với cơn thèm ma túy. Tự nhủ rằng đó là sự thèm khát hầu như chắc chắn xảy ra và thường dễ đối phó hơn. Hãy nghĩ, “Mình cần phải vượt qua từng cơn thèm ma túy và như vậy thì có thể duy trì sự tỉnh táo”.
• Giữ một danh sách các hoạt động mà bạn thích và có thể giúp bạn quên đi sự thôi thúc dùng ma túy. Một số hoạt động tiêu khiển có thể bao gồm đọc sách, viết nhật ký, đi xem phim, xem phim ở nhà hoặc đi ăn ở ngoài.
• Tưởng tượng bạn là người lướt sóng đang quyết tâm vượt qua các cơn sóng cho đến khi cơn thèm đi qua. Xem như mình đang đứng trên đầu con sóng cho đến khi nó nhô cao, lên đến đỉnh và sau đó trở lại hiền hòa với đám bọt trắng xốp. Kỹ thuật này gọi là “lướt sóng thôi thúc”.
• Liệt kê mọi lợi ích và hậu quả của việc dùng ma túy đá trên một tấm bìa mà bạn có thể luôn giữ bên mình. Khi cơn thèm nổi lên, bạn rút tấm bìa đó ra để nhắc nhở mình rằng bạn thực sự sẽ không thấy dễ chịu nếu dùng ma túy.
• Gọi cho đối tác có trách nhiệm của bạn, hoặc một người bạn hỗ trợ khác, hoặc người thân trong gia đình để bạn có thể nói chuyện cho qua cơn thèm.
6. Đặt ra các mục tiêu có ý nghĩa. Các mục tiêu thường là công cụ hữu hiệu để ngăn chặn ma túy. Khi tập trung vào việc đạt được mục tiêu, bạn ít có nguy cơ quay lại với ma túy. Mục tiêu là gì không quan trọng –nó có thể tập trung vào gia đình, sự nghiệp hoặc thậm chí là những mục tiêu cá nhân như hoàn thành một cuộc thi chạy marathon hay viết quyển sách đầu tiên của bạn. Chỉ cần đảm bảo rằng các mục tiêu mà bạn chọn phải quan trọng đối với bạn.
7. Tìm sự trợ giúp ngay khi bạn nghiện lại. Gọi cho đối tác giúp cai nghiện, chuyên gia trị liệu, mục sư, đến những buổi gặp gỡ hoặc hẹn gặp bác sĩ sớm nhất khi có thể. Mục tiêu của bạn là quay trở lại đúng đường và thoát ra khỏi vòng nguy hiểm càng sớm càng tốt.
• Tái nghiện là một hiện tượng phổ biến của quá trình hồi phục. Bạn đừng vì thế mà nản lòng. Thay vì xem đó là một thất bại, bạn hãy coi như đó là một cơ hội để học hỏi. Khi bạn tỉnh táo lại, hãy xem xét điều gì khiến bạn tái nghiện và tìm ra điều cần làm nếu lần sau tình huống đó lại xảy ra.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác