ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Vượt qua cơn nghiện ma tuý đá bằng quyết định gọi cho chuyên gia
1. Gọi điện thoại cho người quản lý dịch vụ để biết bạn được thanh toán các dịch vụ và phương tiện nào khi thực hiện kế hoạch. Bạn có thể nhờ người thân trong gia đình hoặc một người bạn cùng tìm hiểu để đảm bảo nắm được mọi chi tiết cần thiết. Ra một quyết định có thông tin là điều quan trọng.
• Bạn có thể xem tờ hướng dẫn hoặc bản liệt kê quyền lợi trước khi thực sự liên lạc với công ty bảo hiểm. Những tài liệu này cũng có thể cho biết những mục được thanh toán trong kế hoạch của bạn.
• Nếu bạn không có bảo hiểm thì việc điều trị có thể khó tiếp cận hơn một chút. Tuy nhiên điều quan trọng là bạn cần biết làm cách nào để chi trả cho việc điều trị. Có nhiều chương trình dịch vụ xã hội có thể giúp bạn. Ngoài ra, gia đình và bạn bè của bạn có thể sẵn sàng hỗ trợ tài chính nên bạn có thể tìm sự giúp đỡ.
2. Quyết định điều trị ngoại trú hay nội trú. Nói chung, sự khác nhau giữa hai chế độ điều trị này là cường độ. Tuy cả hai đều đưa ra các chương trình điều trị hiệu quả, nhưng dịch vụ nội trú thường có cường độ cao hơn. Chương trình điều trị nội trú cho phép bạn ở lại cơ sở cùng với những người khác đang phục hồi và tham gia vào các buổi gặp gỡ hàng ngày với các nhóm hỗ trợ. Chương trình ngoại trú thông thường bao gồm tư vấn và theo dõi nhưng không có cường độ cao như ở các cơ sở nội trú.
• Xem xét mức độ nghiện của bạn đến đâu khi quyết định loại hình điều trị. Nếu bạn đã nghiện nặng và lo ngại rằng điều trị tại nhà sẽ dễ khiến bạn bỏ dở chương trình thì điều trị nội trú là lựa chọn tốt nhất.
• Nếu tình trạng nghiện của bạn chưa đến mức độ trầm trọng và bạn còn có những trách nhiệm khác phải làm như công việc, con cái, bạn có thể chọn chương trình ngoại trú.
• Khi ra quyết định này, có thể bạn cần sự phản hồi của các thành viên trong gia đình và những người quan tâm đến bạn. Có lẽ họ có khả năng đánh giá tình hình với con mắt khách quan hơn một chút
• Nếu chọn điều trị nội trú, bạn cố gắng đến thăm cơ sở trước để làm quen dần với nơi mà bạn sẽ sống trong vài tuần hoặc vài tháng tới.
3. Chuẩn bị cho việc điều trị. Đảm bảo thu xếp công việc trước khi bắt đầu điều trị. Nếu điều trị nội trú, bạn hãy trình giám đốc để xin nghỉ một thời gian để khỏi bị mất việc khi bạn quay trở lại. Thậm chí nếu định điều trị ngoại trú, bạn cũng có thể phải nghỉ vài hôm, nhất là vào giai đoạn đầu khi bạn bắt đầu quá trình cai nghiện. Làm như vậy là để tránh sự nguy hiểm khi bạn làm việc. Ngoài ra, nếu có con nhỏ, bạn cần sắp xếp người chăm sóc trẻ nếu bạn là cha mẹ đơn thân, hoặc ghi danh sách những việc cần làm cho vợ hoặc chồng nếu có kết hôn.
• Có thể phải mất 90 ngày để hoàn thành đợt điều trị. Đôi khi còn lâu hơn, tùy vào mức độ nghiện và nhu cầu cụ thể của bạn. Tuy nhiên, bạn cần trung thành với quá trình trị liệu, trong đó bao gồm việc chuẩn bị trước. Hãy nhớ là khi hoàn tất chương trình, bạn sẽ có mọi điều kiện cần có để sống không phụ thuộc vào chất kích thích.
• Bạn có thể không cần nghỉ làm nhiều trong khi điều trị ngoại trú. Làm việc là một cách để giữ cho mình bận rộn và quên ma túy.
4. Trấn an tâm trí. Khi đã quyết định theo đuổi việc điều trị thì những lo sợ phi lý và lối suy nghĩ cũ sẽ cố len lỏi trở lại. Một cách tuyệt vời để vượt qua nỗi sợ hãi là dùng trí tưởng tượng. Thử hình dung một ngôi nhà lớn có nhiều phòng. Bạn không biết có gì trong những căn phòng đó, nhưng bạn hình dung mình đang tin tưởng đi bước đầu tiên. Khi dùng chiến thuật này, bạn hãy tự nhắc mình rằng những gì chờ đợi bạn trong ngôi nhà đó đều tốt cho bạn, đồng thời biết rằng bạn sẽ tìm được lòng can đảm cần có để đi hết ngôi nhà. Khi nỗi sợ xuất hiện, bạn hãy nhẹ nhàng tự nhủ rằng bạn đang làm những điều tốt đẹp nhất cho bạn bằng cách tiếp nhận điều trị.
5. Đề nghị được hỗ trợ. Cai nghiện ma túy đá có thể là một quá trình vô cùng gian nan, vì vậy có một hệ thống hỗ trợ vững chắc tại chỗ là một điều rất quan trọng. Bạn đừng cố gắng đi qua quá trình này một cách đơn độc. Sau đây là vài cách để bạn có được sự hỗ trợ cần thiết:
• Dựa vào người thân và bạn bè. Nếu bạn ngại nhờ họ hỗ trợ lần nữa vì đã từng khiến họ thất vọng trong quá khứ, hãy cân nhắc đến dịch vụ tư vấn gia đình. Điều vô cùng quan trọng là bạn có được sự hỗ trợ của những người gần gũi nhất trong giai đoạn khó khăn này.
• Kết bạn mới. Bạn có thể tìm được những người sống lành mạnh tham gia vào những hoạt động hữu ích ở những nơi như nhà thờ, các nhóm cộng đồng, các hoạt động tình nguyện, trường học, lớp học hoặc các sự kiện được tổ chức tại cộng đồng.
• Nếu sống một mình ở nơi dễ dàng tiếp cận ma túy đá hoặc các loại ma túy khác, bạn hãy cân nhắc chuyển đến một môi trường không có ma túy trong suốt quá trình điều trị ngoại trú. Đây cũng là một lựa chọn tốt đáng xem xét đến sau khi bạn đã hoàn thành đợt điều trị nội trú. Bạn sẽ được hỗ trợ nhiều hơn khi sống trong một môi trường lành mạnh hơn.
6.Tiến hành điều trị. Việc này nghe có vẻ đơn giản hơn thực tế, nhất là khi bạn theo chương trình ngoại trú. Khi những triệu chứng cai nghiện bắt đầu xuất hiện ở giai đoạn đầu, có thể bạn muốn thoát khỏi sự khó chịu đó. Tương tự, khi bắt đầu cảm thấy khá hơn ở vào giai đoạn gần cuối của đợt điều trị, bạn lại cảm thấy không cần điều trị nữa. Trong những thời gian đó, có thể bạn bị cám dỗ ngừng đợt điều trị hoặc không tiếp tục điều trị nội trú nữa. Thế nhưng đó không phải là quyết định khôn ngoan và có thể phá hoại thành quả của bạn.
• Điều trị nội trú rất chặt chẽ và thậm chí đôi khi có vẻ như không đáng để bạn tiếp nhận. Thêm vào đó, các học viên khác có thể cực kỳ ồn ào hoặc có những cá tính không phù hợp với bạn. Khi cảm giác thất vọng nổi lên, bạn hãy tiếp tục nhắc nhở mình rằng tình trạng này chỉ là tạm thời, và kết quả cuối cùng là xứng đáng để bạn cố gắng.
• Dựa vào hệ thống hỗ trợ của bạn trong suốt quãng thời gian này để giữ động lực cho mình. Khi ý nghĩ “hôm nay mình đừng đi” len lỏi vào tâm trí bạn, ngay lập tức bạn hãy gọi cho đối tác có trách nhiệm của bạn hoặc một người hỗ trợ khác.
7. Tham gia vào quá trình điều trị. Điều bắt buộc là bạn phải đến mọi cuộc gặp gỡ, hơn nữa còn phải tham dự vào quá trình trị liệu được đưa ra. Tham gia đối thoại, hoàn thành nhiệm vụ ở nhà, ưu tiên cho việc rèn luyện để đạt được kết quả tốt nhất trong từng phiên điều trị. Có nhiều hình thức điều trị có thể được cung cấp:
• Liệu pháp Nhận thức – Hành vi (CBT) giúp bạn xác định những yếu tố góp phần vào việc sử dụng ma túy của bạn và cung cấp các chiến thuật để giúp bạn vượt qua các yếu tố đó.
• Liệu pháp Gia đình Đa chiều (MFT) thường được dùng cho thanh thiếu niên để giúp bạn trẻ và gia đình của các em xử trí những hình thức lạm dụng và cải thiện chức năng toàn diện trong đơn vị gia đình.
• Các phần thưởng tạo động lực sử dụng phương pháp củng cố hành vi để khuyến khích nhịn thuốc.
8. Chuẩn bị cho việc cai nghiện. Bạn phải chuẩn bị sẵn sàng để trải qua những triệu chứng cai nghiện trong vài ngày đầu của quá trình điều trị. Những triệu chứng này không hề dễ chịu, nhưng nó chỉ là tạm thời. Hãy nhắc nhở bản thân rằng một khi bạn đã vượt qua được vài ngày đầu thì những triệu chứng đó sẽ nhẹ đi và bạn sẽ thấy khá hơn.
• Giai đoạn dường như dài dằng dặc là những ngày bạn phải cắt cơn đột ngột và tiếp nhận sự điều trị trong đau đớn quằn quại. Thông thường bạn sẽ được dùng thuốc để làm dịu các triệu chứng cai nghiện. Do đó, mặc dù bạn sẽ phải trải qua một số các triệu chứng thể chất trong quá trình giải độc và cai nghiện, nhưng những triệu chứng đó có lẽ không đến nỗi quá sức chịu đựng.
• Một số triệu chứng ở những ngày đầu mới ngưng ma tuý bạn có thể trải qua gồm khó thở, tiêu chảy, run rẩy, hoang tưởng, thay đổi tâm trạng, đổ mồ hôi, tim đập mạnh, nôn và buồn nôn. Tuy nhiên bạn vẫn nên nhớ là thuốc sẽ giúp làm dịu các triệu chứng này.
• Ma túy đá là một chất kích thích làm tăng việc sản xuất dopamine. Dopamine báo hiệu cho não để tạo nên “cảm giác sung sướng”, và khi ngừng dùng ma túy đá thì mức dopamine sẽ giảm sâu. Kết quả là bạn có thể mất khoái cảm hoặc không có khả năng trải nghiệm khoái cảm. Tình trạng tạm thời này thường kéo dài khoảng vài tuần khi cơ thể điều chỉnh lại mức dopamine. Không may là người ta thường nghiện lại trong giai đoạn này vì họ muốn có lại khoái cảm. Vì vậy, quan trọng là bạn phải nhận biết khi nào thì tình trạng này xảy ra để bạn không bỏ dở việc điều trị.
• Vào giai đoạn đầu, những triệu chứng thể chất và tinh thần có thể rất dữ dội, khiến bạn muốn ngừng điều trị. Dừng điều trị là một ý nghĩ thiếu sáng suốt và có thể huỷ hoại sự thành công của bạn.
9. Chúc mừng bản thân. Dành thời gian để tiếp nhận quá trình điều trị một cách thực sự. Nói lời chúc mừng bản thân vì có can đảm để làm điều tốt đẹp hơn cho chính mình và gia đình.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác