ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Tiêu chuẩn chẩn đoán nghiện ma túy đá
Bạn có nghiện ma túy đá (nghiện meth) không?
Nghiện methamphetamine, cũng đáp ứng tiêu chuẩn nghiện ma túy nói chung. ICD 10 quy định cho tất cả các chất ma tuý (kể cả rượu) 6 tiêu chuẩn chẩn đoán trạng thái nghiện. Chẩn đoán xác định hội chứng nghiện khi có từ ba tiêu chuẩn trở lên trong sáu nhóm triệu chứng sau, xuất hiện vào một thời điểm nào đó trong vòng một năm trở lại đây:
- Thèm muốn mạnh mẽ hoặc cảm thấy buộc phải sử dụng chất ma túy;
- Khó khăn trong việc kiểm soát tập tính sử dụng chất ma túy về mặt thời gian bắt đầu, kết thúc hoặc mức sử dụng;
- Trạng thái cai xuất hiện khi ngưng sử dụng hoặc giảm liều sử dụng chất ma túy. Buộc phải sử dụng lặp lại chất ma túy cùng loại với ý định làm giảm nhẹ hoặc tránh né các triệu chứng cai;
- Bằng chứng về hiện tượng dung nạp như tăng liều để chấm dứt hậu quả lúc đầu do liều thấp gây ra;
- Dần xao nhãng các những sở thích trước đây để tăng lượng thời gian tìm kiếm hoặc sử dụng chất ma túy hoặc hồi phục khỏi tác động của chất ma túy;
- Tiếp tục sử dụng chất ma túy mặc dù có bằng chứng rõ ràng về tác hại do sử dụng chất ma túy (hậu quả bệnh gan do nghiện rượu, vấn đề khí sắc do sử dụng chất ma túy mạnh).
Trong 6 tiêu chuẩn này có 3 tiêu chuẩn cơ bản nhất:
- Trạng thái dung nạp (liều dùng ngày càng tăng).
- Lệ thuộc cơ thể (ngừng hoặc giảm sử dụng thì xuất hiện hội chứng cai)
- Lệ thuộc về mặt tâm lý (biết rõ tác hại vẫn tiếp tục sử dụng)
Cơ quan quản lý Lạm dụng thuốc và Sức Khỏe Tâm Thần (SAMHSA) đã đưa ra các câu hỏi ngắn gọn sau đây để tự kiểm tra xem bản thân đã mắc nghiện chưa:
1.Meth có ảnh hưởng xấu đến công việc hoặc sức khỏe của bạn không?
2.Bạn có cảm thấy cần phải dùng meth để tồn tại và sống qua ngày?
3.Bạn bè hoặc người thân có nói rằng bạn có vấn đề gì đó không ổn?
4.Bạn đã cố gắng để ngừng hoặc giảm liều sử dụng, nhưng không được?
Nếu bạn trả lời "Có" cho ít nhất là một trong số những câu hỏi này, bạn có thể đã nghiện meth. Hãy tiếp tục tìm hiểu thông tin để điều trị đúng cách bạn nhé.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác