ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Làm sao để ngưng hối tiếc về việc đã qua (3)
Phương pháp3: Thay đổi cách sống
1. Luyện tập chánh niệm. Chánh niệm là trạng thái tâm lý mà bạn nhận thức được khoảnh khắc hiện tại. Liệu pháp Hành vi Tư duy-Chánh nhiêm được áp dụng khá thành công trong việc điều trị phiền muộn gây ra bởi sự nuối tiếc.
• Có ý thức chánh niệm nghĩa là theo dõi suy nghĩ của mình từ xa. Bạn có thể đánh giá khách quan quá khứ và những lỗi lầm của bản thân, cho phép bạn nhận ra rằng những cảm giác tiếc nuối ấy có ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.
• Ngồi thiền có thể giúp ích cho chánh niệm. Tập trung hít thở sâu hay chú ý đến một từ hoặc một cụm từ. Cho phép luồng suy nghĩ ấy đi vào tâm trí mình và tránh phán xét trong suốt quá trình trải nghiệm.
• Chú ý đến cảm giác cơ thể, chẳng hạn như ngứa ngáy và hơi thở. Ghi chú lại tất cả các giác quan, như thị giác, khứu giác, thính giác, và vị giác. Hãy cố thử nhận thức môi trường xung quanh và cảm nhận của bản thân.
• Nếm trải xúc cảm mà không phán xét. Cho phép bản thân trải nghiệm nỗi buồn, sự sợ hãi, tức giận và nỗi đau mà không cố từ bỏ hay đè nén những cảm xúc ấy.
• Nếu thành công, chánh niệm sẽ giúp bạn tập trung hơn vào khoảnh khắc hiện tại. Điều này ngăn bạn mãi nhìn về quá khứ và những quyết định đã qua. Tập trung vào điều bạn có thể kiểm soát ở hiện tại sẽ giúp bạn bớt phán xét bản thân vì những quyết định và ký ức cũ. Liệu pháp chánh niệm cũng đặc biệt hữu ích đối với các bệnh nhân lớn tuổi, những người luôn cảm thấy tiếc nuối về cuộc đời của chính họ.
2. Phấn đấu vì những mục tiêu trừu tượng. Sự thất vọng và nuối tiếc đã nhiều lần khiến ta không đạt được mục tiêu đề ra. Thay đổi cách nghĩ về mục tiêu và thành quả đạt được có thể giúp ta đương đầu tốt hơn với sự nuối tiếc của bản thân và chấp nhận hiện tại.
• Cố gắng đạt được những thành tựu trừu tượng từ mục tiêu dài hạn. Nói rằng "Trong 5 năm, tôi muốn lúc nào cũng hạnh phúc" thay vì quả quyết "Trong 5 năm, tôi muốn vươn lên đỉnh cao sự nghiệp". Theo cách này, bạn nhận thức được rằng tư duy bản thân giúp bạn đạt được thành quả mong muốn, mà đây là điều bạn có thể kiểm soát chứ không phải khía cạnh cuộc sống luôn nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn.
• Nghiên cứu cho thấy các phần thưởng cụ thể thường không làm con người thấy vui bằng những thành tựu to lớn mà họ đạt được. Những ai đuổi theo tiền tài, danh vọng, sự giàu có và một sự nghiệp thành công thường không hạnh phúc bằng những người phấn đấu vì mục tiêu trừu tượng chẳng hạn như niềm vui bản thân, các mối quan hệ tốt đẹp, và nhiều thứ khác cần vận dụng trí óc.
3. Thảo luận về nó. Còn điều gì vô giá hơn nếu có người ủng hộ, khi đối mặt với nỗi thất vọng gây nên sự nuối tiếc bản thân. Nói ra cảm nhận của bản thân có thể giúp bạn hiểu hơn cảm giác của mình và nhận thức rõ hơn khi đứng từ khía cạnh một người ngoài cuộc.
• Tâm sự với bạn bè hay người thân khi cảm thấy thất vọng. Cứ để bản thân day dứt chỉ làm cảm giác thất vọng trở nên tồi tệ theo thời gian. Chọn người có cùng trải nghiệm và hiểu bạn.
• Nếu cảm thấy khó vượt qua cảm giác thất vọng, hãy thử liệu pháp điều trị. Chuyên gia trị liệu có thể mang đến quan điểm khách quan trong vai trò người thứ ba trong trường hợp của bạn cũng như đưa ra lời khuyên giúp bạn khắc phục thái độ sống tiêu cực.
4. Đánh giá hiện tại. Sự tiếc nuối xuất phát từ sự chọn lựa mà bạn mong muốn song lại để vuột mất nó. Đánh giá hiện tại, và trân trọng những mặt tích cực, có thể giúp giảm bớt cảm giác nuối tiếc.
• Hối tiếc thường là kết quả của việc mất cân bằng trong cách nghĩ. Bám víu vào một quyết định đặc biệt nào đó, hay một loạt những quyết định, sự bóp méo sự thật có khả năng đánh giá cuộc sống của ta khi sự tập trung quá mức luôn hướng về những mặt tiêu cực.
• Viết ra tất cả các mặt tích cực của cuộc sống, như gia đình, bạn bè, công việc, và bất kỳ thành công mà bạn đạt được cho đến hiện tại. Trên thực tế, mỗi hoàn cảnh đều có cái lợi và cái hại. Vấn đề là, khi chúng ta hối tiếc, trước mắt ta chỉ thấy được mặt hạn chế của nó. Trân trọng những điều tốt đẹp của hiện tại là cách tuyệt vời để giảm bớt cảm giác tiếc nuối.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, trầm cảm, lo âu, rối loạn tâm thần nội sinh hoặc do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu, hiện đang công tác tại Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Điện thoại, Zalo, Facebook 0988 079 038
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác