ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Nghiện và tái nghiện mạng xã hội, làm gì để phòng tránh?
Trong thời đại ngày nay, không chỉ có giới trẻ, mà các bậc phụ huynh cũng "nghiện mạng xã hội" theo con cái. Ai cũng biết lạm dụng mạng xã hội là không tốt, nhưng chưa phải ai cũng biết sử dụng mạng xã hội một cách hợp lí. Bài viết sẽ giúp chúng ta phòng tránh khi chưa quá muộn.
Gỡ các ứng dụng mạng xã hội
Những ứng dụng mạng xã hội được thiết kế vô cùng thuận tiện để người dùng dễ dàng truy cập vào mọi lúc mọi nơi. Và chúng cũng cho phép người dùng vào mạng xã hội kiểm tra ngay lập tức mỗi khi có bất kỳ thông báo nào dù có quan trọng hay không.
Xóa bỏ các ứng dụng mạng xã hội có vẻ như không hiệu quả, chúng ta vẫn có thể truy cập bằng các thiết bị khác, nhưng chắc chắn rằng việc này giúp tần suất sử dụng mạng xã hội giảm rõ rệt. Cách này đã được nhiều người thử qua và hầu như họ không còn truy cập mạng xã hội thường xuyên mỗi ngày như trước nữa.
Khóa các tài khoản mạng xã hội
Đây sẽ là biện pháp cuối cùng của cuối cùng nếu chúng ta không thể cai "nghiện" các mạng xã hội bằng tất cả các cách trên. Đương nhiên, để thực hiện cách này thì đòi hỏi chúng ta phải có quyết tâm lớn cũng như dứt khoát cắt đứt với mạng xã hội. Và phải khóa vĩnh viễn, rồi rời xa một thời gian, đi làm việc khác, trong tương lai nếu quá cần thì mới trở lại dùng. Tuyệt đối không khóa tạm thời, rất dễ ngứa tay ngứa chân lại rơi vào thói quen xấu.
Lưu ý: Trước khi khóa các tài khoản mạng xã hội, hãy thông báo vài điều để chúng ta bè và người thân có thể biết.
Tránh xa máy tính, điện thoại
Hãy tránh xa máy tính và điện thoại càng xa càng tốt, càng lâu càng ổn. Tránh xa bất cứ khi nào không có việc quan trọng, hãy luôn ngồi xa tầm tay.
Đặc biệt trong lúc ăn, hãy để máy tính, điện thoại ra xa và không sử dụng vì theo nghiên cứu thì những người vừa ăn vừa dùng máy tính hay điện thoại sẽ thường hay bị nghiện nặng hơn và một lí do khác là nếu vừa ăn vừa dùng máy tính, điện thoại sẽ rất hại cho cơ thể. Bởi vậy, tuy sẽ khó khăn nhưng chúng ta phải chịu khổ tâm một chút để đạt được thành quả.
Bỏ like các page yêu thích
Bước này là bước đầu tiên, có lẽ chúng ta sẽ hơi "đau lòng" khi phải tự tay mình bỏ like các page hay ho, thú vị. Nhưng hãy nghĩ về tầm xa hơn, điều này sẽ giúp chúng ta bỏ thói quen xấu. Ngoài ra, chúng ta chỉ nên làm bước này ở giai đoạn đầu, chưa nghiện quá nặng, và đây là cách cai nghiện từ từ, không dứt khoát nên nó giúp chúng ta vẫn liên hệ được với bạn bè.
Thêm vào đó, hãy like các page hoặc theo dõi người chúng ta không thích, hoặc gây bực mình.
Cài đặt lại mạng xã hội
Khi muốn giảm tình trạng lạm dụng các trang mạng xã hội, thì cài đặt lại máy tính, điện thoại cũng là một trong những điều rất quan trọng.
Chúng ta tuyệt đối không để Facebook, Instagram, Twitter, Youtube,... trong trạng thái luôn đăng nhập. Dù điều này rất tiện cho chúng ta, không tốn công đăng nhập mỗi lần online, nhưng nó lại có hại trong "sự nghiệp" cai nghiện của chúng ta, vì khi ta đăng nhập, mọi thông báo liên quan trên mạng xã hội sẽ hiện ra bất cứ lúc nào, và điều đó chỉ càng làm chúng ta thêm lạm dụng chúng thôi.
Nếu chúng ta không muốn đăng nhập đi đăng nhập lại nhiều lần và đăng xuất, chúng ta có thể cho phép Tắt thông báo trong mỗi phần cài đặt mà mỗi trang mạng xã hội đều có. Hoặc ta cũng có thể cài đặt các phần mềm quản lý thời gian sử dụng mạng hoặc quản lý mật khẩu dài cho các trang mạng xã hội.
Liệt kê ra những tác hại của online
Liệt kê ra những mặt hại khi lạm dụng mạng xã hội thì sẽ giúp nhiều cho tâm lý chúng ta. Đầu tiên là lo sợ về tác hại của lạm dụng mạng xã hội. Sau đó tự khắc, theo tâm lý, nếu chúng ta dùng quá nhiều, ta sẽ cảm thấy tội lỗi, và lâu dần, sẽ có một ngày ta thực sự sẽ bỏ được mạng xã hội.
Những điều hại khi ta lạm dụng mạng xã hội quá như sau:
Ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe: nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tim mạch cũng như về các cơ vận động cũng cao hơn
Nguy cơ cao mắc trầm cảm
Học tập, làm việc sa sút
Lãng phí thời gian
Cô đơn hơn
Sử dụng thẻ nhắc nhở
Sử dụng thẻ nhắc nhở về chứng nghiện mạng xã hội và kiên quyết ngưng sử dụng mạng xã hội với tần suất lớn có thể là cách vô cùng hiệu quả để giới hạn thời gian sử dụng mạng xã hội. Chúng ta hãy sử dụng miếng dán nhắc nhở hoặc thẻ số và viết lời nhắn cho bản thân, sau đó dán ở nơi dễ nhìn thấy, chẳng hạn ở trên bàn, bàn đặt máy tính, kệ bếp,…
Hoặc thậm chí, có thể cân nhắc đặt thẻ nhắc nhở trong túi áo mỗi khi ra ngoài. Chúng ta nên viết những thông điệp mang tính răn đe mạnh mẽ như:
“Sử dụng Facebook quá nhiều khiến mình gặp nhiều người độc hại!”
“Lướt Youtube quá nhiều làm da mình xấu đi!”
Tìm ra những điều thú vị hơn so với mạng xã hội
Quan trọng là tìm ra những điều thú vị, hấp dẫn ở ngoài đời thực hơn là mạng xã hội. Những điều thú vị, hấp dẫn không chỉ giúp ta quên đi mạng xã hội, mà còn làm chúng ta hòa mình trong thực tế, tìm được nhiều ý nghĩa của sống hơn.
Tìm ra những hấp dẫn ngoài đời thực còn khiến chúng ta yêu đời, tránh tình huống chán chán buồn buồn lại mò lên Facebook, Instagram, Twitter,...
Một vài gợi ý thay thế ví dụ như:
Đọc sách
Làm đồ handmade, DIY
Chụp ảnh
Nhảy múa hát hò
Nấu ăn và ăn
Lập thời gian biểu mới
Khi cảm thấy sử dụng mạng xã hội làm mất quá nhiều thời gian, chúng ta có thể loại bỏ vấn đề này bằng cách lấp đầy thời gian biểu của mình bằng các hoạt động thay thế khác.
Chẳng hạn, có thể lập thời khóa biểu mới thay thế cho những giờ lướt mạng bằng các hoạt động như dọn dẹp nhà cửa, đọc sách,… bởi vì mọi người đều cố gắng hoàn thành những việc mà mình đã viết ra.
Tìm ra mục đích chính đáng để online
Hãy liệt kê tất cả những việc quan trọng cần phải làm trên mạng xã hội rồi làm dồn vào một lúc, như thế ta sẽ không bị phân tâm hoặc lãng phí thời gian vào những việc làm riêng lẻ.
Ngoài ra, hãy tìm những mục đích chính đáng nhất để online, còn nếu không thì cố gắng để đừng mò lên mạng xã hội. Lưu ý tuyệt đối không sao nhãng hay phân tâm, như vậy sẽ khiến ta rất dễ lại tiếp tục ngồi và "thói nào tật ấy".
Dùng đồng hồ báo thức
Đừng nghĩ đồng hồ báo thức không liên quan tới cai mạng xã hội nhé. Thứ nhất, đồng hồ báo thức thay cho điện thoại để báo thức rồi ngay sau đó dán luôn mắt vào điện thoại rồi lướt mạng hàng giờ liền. Ban đầu tự nhủ chỉ đáo qua vài phút thôi, nhưng thực tế lại khác, nhất là với người nghiện, sẽ không chỉ vài phút, mà có thể là vài giờ.
Thứ hai, đặt đồng hồ báo thức giúp ta thiết lập thời gian online cụ thể. Ví dụ như khi ta đang mê mải trên Facebook, Twitter hay Instagram, Youtube,... mà quên thời gian, quên luôn cả thế giới xung quanh, thì đồng hồ báo thức sẽ làm tốt nhiệm vụ đánh thức chúng ta khỏi mê muội, khiến ta phải đứng dậy theo thời gian định trước.
Lưu ý: Hãy để đồng hồ báo thức càng xa chỗ chúng ta ngồi càng tốt, tránh việc để bên cạnh tắt đi rồi ngồi lướt tiếp. Và đương nhiên, không thể có tư tưởng ra tắt rồi chạy vào lướt tiếp hoặc vừa đi tắt vừa lướt điện thoại - cái này cần ý thức tự giác cao.
Cắt đứt mạng xã hội vào ngày cuối tuần
Vào những ngày cuối tuần, hãy ra ngoài hoặc đơn giản là rời xa điện thoại hoặc máy tính. Điều này rất cần thiết trong cai nghiện mạng xã hội. Hãy đọc sách, ra ngoài chơi cùng bạn bè, hoặc uống trà nghỉ ngơi thư giãn, dọn dẹp nhà cửa, học tập hoặc tranh thủ làm việc,... điều này sẽ giúp chúng ta không lãng phí thời gian vào những điều vô bổ.
Dù cảm thấy bồn chồn, bứt rứt khi không được lướt Facebook, cập nhật Twitter,... thì chúng ta cũng không chán nản, mà còn thấy vui vẻ hơn khi được dành thời gian bên những người thân yêu.
Thư giãn thường xuyên khi online
Cho dù việc lướt mạng quan trọng thế nào, thú vị ra sao đi nữa thì ít nhất hãy dành ra 5 đến 10 phút ngắn ngủi để giải lao sau mỗi giờ online.
Ta có thể đứng dậy đi uống một cốc nước, vận động vươn vai thư giãn nhẹ, hay xoa mắt nhìn ra để giúp mắt đỡ mỏi,... điều này giúp ta có chế độ thời gian lên mạng xã hội một cách hợp lý, không lạm dụng hay phụ thuộc vào nó.
Hành động thực tế, không quá sống ảo
Thường thì trên các trang mạng xã hội, chúng sẽ thông báo cho người dùng biết sẽ có sự kiện như sinh nhật, kỉ niệm ngày gì đó,... của chúng ta bè hoặc người theo dõi. Lúc ấy, ta sẽ chỉ chúc mừng trên đó, điều này thì có vẻ sẽ rất lạnh nhạt hoặc xa cách hơn trong các mối quan hệ. Bởi vậy nên hãy nhấc điện thoại lên, gọi trực tiếp cho người đó nếu mối quan hệ thân thiết.
Ngoài ra, đừng đăng quá nhiều ảnh hoặc thông tin về bản thân mình trên đó cũng như chỉ trò chuyện trên mạng và ít nói ngoài đời. Hãy giao tiếp thực tế nhiều lên, đừng chỉ hành động ảo trên mạng xã hội.
Tự thưởng cho mình khi đạt được mục tiêu đề ra
Hãy tự thưởng cho bản thân mình khi chúng ta không lạm dụng mạng xã hội nữa, ví dụ tự mua cho mình một gói snack, hay một bữa ăn ngon, còn nếu không, hãy làm một điều mà chúng ta thích. Nhưng tuyệt đối không tự thưởng cho mình bằng một lần online thoải mái đâu nhé.
Hành động "tự thưởng" này giúp ta có thêm động lực cũng như hứng khởi để từ bỏ mạng xã hội. Ngoài ra, ta cũng thêm phấn khởi, bớt chán nản khi cai Facebook, Twitter,...
Nghĩ đến những điều khác khi muốn sử dụng mạng xã hội
Bất cứ lúc nào muốn “click” vào biểu tượng ứng dụng mạng xã hội, chúng ta hãy đứng dậy và đi đâu đó, hoặc chúng ta có thể đứng dậy và pha cho mình một cốc cà phê.
Bên cạnh đó, chúng ta cũng có thể phân tán sự chú ý của mình bằng cách tham gia hoạt động thể thao, hay chuyển hướng quan tâm đến những thứ bổ ích cho chuyên ngành của chúng ta. Đây là cách cực kỳ hiệu quả giúp cai mạng xã hội.
Tập thể dục
Tập thể dục thường xuyên mỗi ngày, có thể vào ban sáng hoặc gần lúc đi ngủ, bằng các bài tập nhẹ nhàng hoặc vận động cơ xương. Ngoài việc giúp cơ thể luôn khỏe mạnh, còn giúp tránh xa mạng xã hội.
Trực tiếp tư vấn và điều trị nghiện rượu, nghiện heroin, nghiện game, nghiện cờ bạc, trầm cảm, lo âu, loạn thần nội sinh hoặc loạn thần do sử dụng rượu, cần sa, cỏ Mỹ, ma túy đá (nghiện đá, ngáo đá), thuốc lắc, ketamin. Tiến sĩ, Bác sĩ Trần thị Hồng Thu – Điện thoại, Zalo, Viber 0988 079 038.
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác