ma túy đá, meth.
- Một số thông tin về meth
- Trắc nghiệm về meth
- Lịch sử về meth
- Điều trị meth
- Có phải bạn đã nghiện ma túy đá?
- Tác hại của ma túy đá
- Dấu hiệu nhận biết sử dụng ma túy đá
- Ma túy đá và tự sát
- Ma túy đá và mất trí
- Báo động sử dụng cùng lúc nhiều loại chất gây nghiện
- Những ảnh hưởng xấu của ma túy đá
- Thuốc lắc
- Phòng chống tái nghiện
- Ma túy đá và sex
- Hỏi đáp về ma túy đá
- Điều trị nghiện rượu
- Điều trị nghiện heroin
- Ma túy đá và bạo lực
- Ma túy đá và ảo giác côn trùng bò dưới da
- Ma túy đá và bệnh tim mạch
- Ma túy đá và bệnh răng miệng
- Báo động tình trạng sản xuất ma túy đá
- Rối loạn tâm thần liên quan đến ma túy đá
- Nghiện là một bệnh của não
- Học cách chiến thắng bản thân
- Điều trị các bệnh lý CK tâm thần
- Điều trị nghiện thuốc lá
- Điều trị lạm dụng cần sa
Tác hại nghiện game với sức khoẻ tâm thần
Phần lớn các bậc phụ huynh không hiểu biết đầy đủ về chứng nghiện game, thường nhầm lẫn với sở thích chơi game thông thường . Chính những hiểu biết hạn chế khiến bố mẹ lơ là trước các biểu hiện của con trẻ dẫn đến tình trạng trẻ không được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thành tích học tập đi xuống
Nghiện game online khiến trẻ không chế ngự được cảm giác thèm muốn chơi game dẫn đến tình trạng chơi game liên tục để thỏa mãn. Trẻ ưu tiên các trò chơi trực tuyến, bỏ bê học hành, kết quả học tập kém và thành tích đi xuống rõ rệt.
Nghiện game cũng khiến trẻ giảm khả năng tập trung, trí nhớ và chậm tiếp thu với bài giảng. Trong quá trình học tập, não bộ sẽ bị chi phối bởi cảm giác thích thú khi chơi game. Do đó, trẻ thường có tâm lý chán học và có xu hướng bỏ học để thỏa mãn bản thân với game.
Gia tăng hành vi vi phạm pháp luật
Hầu hết các trò chơi trực tuyến gây nghiện đều có nội dung bạo lực. Tiếp xúc với các hình ảnh bạo lực sẽ khiến trẻ hình thành tâm lý xem nhẹ những hành vi này ở ngoài đời thực. Các nghiên cứu cho thấy, trẻ nghiện game online dễ bị ám thị bởi các nhân vật ảo và dễ hình thành các hành vi hung hăng, ngông cuồng.
Ngoài ra, để có tiền phục vụ chơi game, trẻ bắt đầu có hành vi nói dối bố mẹ, lừa gạt bạn bè, thậm chí tham gia vào các băng nhóm bạo hành và trấn lột tài sản người khác. Thực tế, các vật phẩm trong những trò chơi trực tuyến có giá thành không hề rẻ. Để đạt được thành tích cao và giành chiến thắng, trẻ không ngần ngại chi một khoản tiền lớn.
Trong những năm gần đây, không ít người ngỡ ngàng khi trẻ có hành vi hung hăng, tàn bạo với chính người thân của mình chỉ để có tiền phục vụ cho các trò chơi trực tuyến. Những sự việc thương tâm này chính là hồi chuông cảnh báo về vấn nạn nghiện game và sự vô tâm, hiểu biết hạn chế của gia đình lẫn nhà trường.
Lãng phí thời gian và tiền bạc
Ban đầu, trẻ chỉ chơi game trong 2 – 4 tiếng, sau đó lượng thời gian sẽ tăng dần lên. Cơ chế dung nạp của nghiện game tương tự như nghiện chất kích thích.
Bên cạnh đó, người nghiện game online cũng lãng phí tiền bạc để mua các vật phẩm và nâng cấp nhân vật ảo. Với những gia đình khó khăn, đây quả thực là số tiền không hề nhỏ.
Nhiều học sinh có hành vi lừa dối cha mẹ lấy học phí để phục vụ cho các trò chơi trực tuyến. Thậm chí nhiều em đem tài sản cầm cố để có thể tiền chơi game. Những hành vi này không chỉ ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ mà còn gây ra gánh nặng cho gia đình.
Ảnh hưởng đến phát triển nhân cách
Giai đoạn vị thành niên là thời điểm trẻ bắt đầu hình thành suy nghĩ độc lập về cuộc sống và tự đánh giá sự việc qua lăng kính của bản thân thay vì lắng nghe bố mẹ hoàn toàn. Trẻ chưa có hiểu biết sâu sắc như người trưởng thành, nhưng cũng không ngoan ngoãn, vâng lời và dễ nắm bắt như trẻ nhỏ.
Trẻ nghiện game online có thể cứng nhắc với những quan niệm sai lệch của bản thân do bị “ám thị” bởi nội dung của các trò chơi trực tuyến.
Nghiện game dẫn tới rối loạn tâm thần
Nếu nghiện game, cuộc sống của trẻ chỉ xoay quanh nội dung của các trò chơi trực tuyến. Đồng thời trẻ thường không có nhu cầu tương tác với mọi người và có hiện tượng giảm khả năng giao tiếp.
Nếu không có biện pháp khắc phục kịp thời, một số trẻ nghiện game online sẽ phát triển các dạng nhân cách bất thường. Không phải là nguyên nhân chính nhưng nghiện game được xem là yếu tố thuận lợi gia tăng nguy cơ mắc rối loạn nhân cách chống đối xã hội, rối loạn nhân cách ranh giới,… Các rối loạn nhân cách chính là rào cản khiến trẻ không thể hòa nhập với cộng đồng và gặp khó khăn khi tìm kiếm việc làm, kết bạn và duy trì các mối quan hệ xã hội.
Thông tin liên quan
- Triệu chứng côn trùng bò dưới da ở người đập đá
- Có nên tự cai nghiện một mình?
- Tại sao chúng ta cần trợ giúp chuyên khoa và thuốc theo đơn
- Đồng tính
- Tại sao sức khỏe tinh thần lại quan trọng?
- Đừng để người bệnh tâm thần mãi cô đơn
- Quản lý tức giận ở trẻ ADHD
- Đừng nhầm các triệu chứng tăng động giảm chú ý (ADHD) là hành vi xấu
- Chiến lược giúp cho cha mẹ ngưng chì trích trẻ tăng động giảm chú ý
- Nhiều bệnh tâm thần dễ nhầm với bệnh khác